Cách chăm sóc cây Trầu Bà leo cột đúng cách?

cách chăm sóc cây trầu bà leo cột

Cách chăm sóc cây Trầu Bà Leo Cột luôn là điều đang quan tâm của những bạn đang trồng loại cây này. Trầu Bà Leo Cột luôn là loại cây cảnh hàng đầu được lựa chọn để trang trí nhà ở, văn phòng, cửa hàng bởi ý nghĩa vươn lên không ngừng mang đến động lực lớn cho gia chủ. Vậy chăm sóc cây Trầu Bà Leo Cột thế nào để cây luôn khỏe mạnh và phát triển? Cùng Tạp chí cây cảnh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu về cây Trầu Bà Leo Cột

Cây trầu bà leo cột mang may mắn, thịnh vượng, tài lộc và thuận lợi cho gia chủ

Cây trầu bà leo cột mang may mắn, thịnh vượng, tài lộc và thuận lợi cho gia chủ

  • Tên gọi: Trầu Bà Leo Cột.
  • Tên gọi khác: Trầu Bà Hoàng Kim, Hoàng Tâm Diệp…
  • Tên khoa học: Epipremnum Aureum
  • Họ: Araceae
  • Công dụng: Trang trí nhà ở, văn phòng, cửa hàng, thanh lọc không khí, hấp thụ bức xạ từ thiết bị điện tử.
  • Ý nghĩa phong thủy: Trầu Bà Leo Cột dẻo dai và bền bỉ không ngừng vươn lên cao thể hiện cho kiên định, nỗ lực trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời loài cây này còn mang may mắn, thịnh vượng, tài lộc và thuận lợi cho gia chủ.

Đặc điểm của cây Trầu Bà Leo Cột

Cây Trầu Bà Leo Cột thuộc dạng thân leo, trên thân của chúng được chia thành từng đốt

Cây Trầu Bà Leo Cột thuộc dạng thân leo, trên thân của chúng được chia thành từng đốt

Cây Trầu Bà Leo Cột thuộc dạng thân leo, trên thân của chúng được chia thành từng đốt, ở mỗi đốt sẽ có rễ ký sinh giúp chúng bám vào vật chủ và vươn lên. Cây Trầu Bà Hoàng Kim trưởng thành có thể cao tới vài mét và bắt đầu thả dây.

Trầu Bà Leo Cột có lá to vượt trội hơn các loại Trầu Bà khác, lá của chúng có hình dạng như hình trái tim màu xanh đậm, cuống lá có dài có bẹ ôm thân. Loài cây này có hoa dạng mo nhỏ nằm chung trên cuống, tuy nhiên rất ít người chăm sóc được loài cây này nở hoa.

Trầu Bà Hoàng Kim là loài ưa sống ở những nơi ẩm ướt, ánh sáng nhẹ, cây Trầu Bà trong tự nhiên thường sống dưới các cây tán lớn. Vì là loài leo cột nên cần trồng chúng gần cây thân gỗ cao để chúng bám vào hoặc cắm cọc, giàn để chúng bám vào.

Điều kiện tốt nhất để cây Trầu Bà Leo Cột phát triển:

  • Đất trồng: Là loài ưa ẩm nên Trầu Bà Leo Cột ưa đất tơi xốp và có khả năng giữ ẩm tốt, dinh dưỡng trong đất dồi dào.
  • Ánh sáng: Loài này ưa bóng tuy nhiên chúng chỉ sống ở bóng mát, có ánh sáng chứ không thể phát triển trong bóng tối.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp dành cho cây Trầu Bà Hoàng Kim là từ 15 – 30 độ, nhiệt độ dưới 10 độ cây sẽ không thể chịu được.
  • Độ ẩm: Trầu Bà Leo Cột là loài ưa ẩm ướt, không phù hợp với đất khô hạn, sống ở nơi khô hạn lâu sẽ khiến cây chết.

Xem thêm: Ý nghĩa phong thuỷ cây trầu bà đế vương đầy sự thú vị

Cách chăm sóc cây Trầu Bà Leo Cột đúng cách

Cách trồng và Cách chăm sóc cây Trầu Bà Leo Cột đơn giản

Cách trồng và Cách chăm sóc cây Trầu Bà Leo Cột đơn giản

Cách chăm sóc cây Trầu Bà Leo Cột đúng cách không quá khó khăn và mất nhiều thời gian, tuy nhiên gia chủ nên lưu ý những vấn đề sau đây để cây luôn khỏe mạnh và phát triển nhanh chóng.

  • Vị trí đặt cây: là cây ưa bóng, chỉ nhận ánh sáng gián tiếp nên Trầu Bà Leo Cột thích hợp đặt ở những nơi như cửa sổ, dưới ánh đèn điện. Trường hợp bố trí trong góc tường, trong phòng làm việc, trong cửa hàng thì nên di chuyển chúng ra phơi nắng thường xuyên, tốt nhất là vào thời điểm nắng không quá gắt.
  • Dinh dưỡng trong đất: là cây ưa ẩm nên Trầu Bà Leo Cột cần phải bổ sung dinh dưỡng thường xuyên. Theo định kỳ 2 lần/tháng, chủ cây nên bón phân NPK hoặc các loại phân vi sinh, phân trùn quế vào cây và dùng phân bón dạng xịt để xịt vào lá giúp lá xanh tốt.
  • Nước tưới: Là cây ưa ẩm nên nhất định không được để đất trồng quá khô, nên tưới nước từ 2- 3 lần/ tuần, tức 2 – 3 ngày tưới 1 lần để đất luôn ẩm ướt, tuy nhiên không tưới quá nhiều khiến cây ngập úng.
  • Tỉa lá đúng cách: Tỉa bớt những lá vàng, lá sâu và lá thúi để không làm lây sang những lá khác đồng thời tập trung dinh dưỡng để nuôi cây. Lau lá thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn giúp chúng quang hợp tốt hơn.

Phòng và trị bệnh cho cây Trầu Bà Leo Cột

Phòng và trị vàng lá

Hướng dẫn cách chữa bệnh cho trầu bà bị vàng lá

Hướng dẫn cách chữa bệnh cho trầu bà bị vàng lá

Cây bị vàng lá nguyên nhân chính là do thiếu sáng, để phòng cây bị lá vàng thì nên đặt cây ở những nơi ánh sáng yếu hoặc nơi có ánh đèn, tuyệt đối không đặt cây trong bóng tối.

Trường hợp lá đã bị vàng thì nên di chuyển cây ra nơi có ánh sáng mặt trời nhẹ, trong khoảng 5 – 7 ngày cây sẽ dần hồi phục, khi đặt cây về vị trí cũ nên bố trí bóng đèn để chiếu sáng cho cây.

Phòng và trị thối thân rễ

Bệnh thối thân rễ trên cây trầu bà nguyên nhân chính thường do tưới nước dư thừa, cây bị úng lâu ngày

Bệnh thối thân rễ trên cây trầu bà nguyên nhân chính thường do tưới nước dư thừa, cây bị úng lâu ngày

Thối thân rễ chủ yếu là do úng nước, để tránh vấn đề này xảy ra bạn nên kiểm soát lượng nước tưới, không nên tưới quá nhiều nước khiến đất nhão, ngập úng.

Trường hợp rễ và của chúng có hiện tượng thối nên cắt bỏ những phần thân rễ bị thối tránh lây lan sang những khu vực khác, đồng thời ngưng tưới trong khoảng 3 – 4 ngày để nước được hút hết sau đó điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp.

Trên đây là cách thức chăm sóc cây trầu bà leo cột đúng cách đã được nhà vườn đúc rút trong nhiều năm trồng và chăm sóc cây, hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc kiến thức chăm sóc cây đúng nhất giúp cây luôn phát triển tốt. Nếu bạn là người yêu thích cây xanh và muốn tìm hiểu thêm về các loại cây cảnh hiện nay trên thị trường vui lòng truy cập Tapchicaycanh.com để cập nhật thông tin về các loại cây và cách thức chăm sóc chúng.

Xem thêm: Cây Phát tài là gì? Có mấy loại? Ý nghĩa phong thủy?

5/5 - (3 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm:

Bạn nên xem

Mai Trâm

Content Creator
Một người đam mê viết lách, chuyên tổng hợp Bí quyết chơi cây cảnh, hoa cảnh rẻ - đẹp - độc. Kinh nghiệm sưu tập, chăm sóc, tạo dáng cây cảnh nghệ thuật, hoa cảnh.

Bài viết mới nhất

Bạn nên xem