Cách trồng cây Lưỡi Hổ tại nhà cực đơn giản ít người biết

Cách trồng cây lưỡi hổ để cây sinh trưởng nhanh, luôn xanh tốt là điều rất nhiều người chơi kiểng quan tâm. Vậy loài cây này có dễ trồng không? chăm sóc cây lưỡi hổ cần lưu ý điều gì? Đâu là các bệnh thường gặp ở loài cây này? Cây cảnh sẽ cùng độc giả giải đáp mọi thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm sinh trưởng của cây lưỡi hổ

Cây Lưỡi Hổ có khả năng chịu hạn tốt và có thể sinh trưởng bình thường trong điều kiện khắc nghiệt

Cây Lưỡi Hổ có khả năng chịu hạn tốt và có thể sinh trưởng bình thường trong điều kiện khắc nghiệt

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ Tây Phi, khả năng chịu hạn tốt và có thể sinh trưởng bình thường trong điều kiện khắc nghiệt. Cây thuộc họ Măng Tây, có tên gọi khác là cây lưỡi cọp, hổ vĩ mép vàng, tên khoa học là Sansevieria Trifasciata.

Hiện nay, có khoảng 70 loài lưỡi hổ được tìm thấy. Loài cây này được trồng phổ biến tại Việt Nam; thường gặp nhất là lưỡi hổ vằn, lưỡi hổ thái hoặc lưỡi hổ búp sen. Là cây thân thảo, mọc thành bụi, được trồng làm kiểng trong nhà, ngoài sân vườn hoặc trong văn phòng làm việc…

Xem thêm: Cây lưỡi hổ vàng – Những sự thật bất ngờ bạn nên biết

Các đặc điểm của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ ra hoa nhưng rất hiếm gặp

Cây lưỡi hổ ra hoa nhưng rất hiếm gặp

Cây thân thảo mọng nước, gốc nhỏ, toàn thân chủ yếu là cành lá, mỗi cây có từ 5 – 6 lá.

Lá cây cứng, nhọn, mọc thẳng trông vô cùng cứng cáp. Cây lưỡi hổ gây ấn tượng bởi những chiếc lá màu xanh thẫm, bên ngoài được bao phủ bởi một viền vàng chạy từ gốc đến ngọn. Bẹ lá ôm sát gốc. Tùy vào từng loại, lá cây lưỡi hổ sẽ có những vân hoa khác nhau.

Cây lưỡi hổ ra hoa nhưng rất hiếm gặp. Hoa có màu trắng ngà, mọc thành cụm, có mùi hương thoang thoảng. Khi cây ra hoa cũng là điềm báo may mắn, tài lộc, sức khỏe của gia chủ đang vào thời kỳ đỉnh điểm.

Loài cây này phát triển khá nhanh nhưng lưỡi hổ có kích thước nhỏ, thích hợp trồng trong chậu làm cảnh. Tuy nhiên, cây khá dễ trồng, không tốn nhiều công sức chăm sóc, chịu được thời tiết khô hạn, hay điều kiện thiếu nước, thiếu sáng…

Cách trồng cây lưỡi hổ

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đơn giản tại nhà

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đơn giản tại nhà

Hiện có rất nhiều cách trồng cây lưỡi hổ, tùy vào mục đích và điều kiện của gia chủ để chọn phương pháp phù hợp nhất.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng phương pháp tách cây

Tách cây là một trong những cách trồng cây lưỡi hổ được nhiều người chơi cây kiểng áp dụng nhất hiện nay. Có thể tiến hành khi thay đất hoặc thay chậu mới cho cây. Cây lưỡi hổ phát triển nhanh, chỉ sau vài tháng cây đã đẻ ra nhiều cây con.

Để tiến hành cách trồng cây lưỡi hổ này, trước tiên cần lấy bụi cây ra khỏi chậu, sau đó tách bỏ hết phần đất để làm lộ gốc. Dùng tay tách nhẹ nhàng cây con ra khỏi cây mẹ (lưu ý nhẹ tay, cẩn thận làm đứt rễ của cây con). Cuối cùng, chỉ cần trồng cây nhỏ vào chậu đất mới, tưới nhẹ vào phần gốc và để cây ở nơi có đầy đủ ánh sáng.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng phương pháp giâm lá

Cách trồng cây lưỡi hổ này cũng rất dễ tiến hành. Không cần chuẩn bị nhiều, chỉ cần lựa chọn những chiếc lá già, có màu xanh thẫm và nằm ở sát gốc; sau đó cắt lá thành khúc nhỏ kích thước 5cm. Tiến hành giâm lá vào chậu đất mùn, tơi xốp, giàu dinh dưỡng và dùng bình phun sương tưới nhẹ vào gốc để gốc chắc hơn. Lưu ý đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa đủ, tưới nước thường xuyên, chỉ sau vào tuần cây sẽ bén rễ.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Sau khi tìm hiểu cách trồng cây lưỡi hổ, hãy tiếp tục khám phá cách chăm sóc loài cây này để cây sinh trưởng, phát triển tốt. Cần chú ý đến một số yếu tố sau:

Về nhiệt độ: Lưỡi hổ là loài cây có nguồn gốc từ châu Phi, có khả năng chịu hạn và sinh trưởng tốt dưới nền nhiệt cao. Vì vây, cây chịu rét rất kém, khi trồng không nên chú ý nhiệt độ, nên để cây ở nhiệt độ ôn đới, trên 20 độ C.

Về nước tưới: Cây lưỡi hổ chịu hạn tốt, không ưa nước. Trong quá trình chăm sóc nên hạn chế tưới nước. Tốt nhất chỉ dùng bình phun sương tưới nhẹ phần lá và quanh gốc, không tưới nhiều nước vì dễ gây úng gốc. Nên tưới 1 lần/ tuần để duy trì độ ẩm cần thiết.

Về ánh sáng: Là cây ưa bóng râm, thích nơi có ánh sáng yếu, cây lưỡi hổ phát triển tốt trong nhà. Tuy nhiên, cần mang cây ra phơi nắng thường xuyên để giúp ích cho quá trình quang hợp. Tốt nhất nên phơi nắng 2- 3 lần/ tuần, mỗi lần phơi từ 1 – 2 tiếng vào buổi sáng.

Bón phân: Thực tế, cây lưỡi hổ không cần bón phân. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt và ra hoa, cần bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây. Có thể bón thúc cho cây mỗi tháng 1 lần bằng phân chuồng, phân hữu cơ hoặc phân giàu Potasse. Lưu ý không bón sát gốc, nên cách gốc tối thiểu 5cm.

Thay chậu cho cây: Tuy cây lưỡi hổ có kích thước không lớn nhưng tốc độ ra cây con rất nhanh. Vì thế, cần chú ý thay chậu để cây có không gian phát triển. Nên tách bớt cây con ra khỏi chậu để cây không bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Các bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ

Các bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ và cách chữa trị

Các bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ và cách chữa trị

Trong quá trình trồng cây lưỡi hổ sẽ gặp một số bệnh phổ biến như:

Lá cây nhạt màu, chuyển từ xanh đậm sang xanh nhạt, đốm trắng loang lổ: Đây là dấu hiệu của cây bị thiếu sáng. Nên thường xuyên mang cây đi tắm nắng để quá trình quang hợp diễn ra tốt hơn.

Lá bị khô, cháy ngọn, nhiều đốm nâu trên lá: Cây lưỡi hổ khi bị thừa sáng sẽ có những dấu hiệu trên. Vì là cây ưa bóng nên khi để ở nơi nắng gắt cây sẽ bị cháy lá. Nên đưa cây vào bóng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Rễ cây bị thối, lá xuất hiện đốm đen: Là dấu hiệu bị úng nước, khi này cây bị thừa nước. Nên hạn chế tưới nước và tiến hành rút nước, làm thoáng đất.

Lá cây bị mềm, xuất hiện vết thâm: Cây bị rét thường có các dấu hiệu này. Cần mang cây vào nơi ấm áp hơn.

Lá non bị mềm, không cứng cáp: Đây là vấn đề khi bón quá nhiều phân cho cây. Tốt nhất nên loại bỏ bớt phân bón hoặc thay đất mới cho cây.

Vậy là Tapchicaycanh.com vừa trình bày về cách trồng cây lưỡi hổ đơn giản, hiệu quả tại nhà. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết và bổ ích, giúp chăm sóc tốt cho cây cảnh của gia đình mình.

5/5 - (3 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm:

Bạn nên xem

Mai Trâm

Content Creator
Một người đam mê viết lách, chuyên tổng hợp Bí quyết chơi cây cảnh, hoa cảnh rẻ - đẹp - độc. Kinh nghiệm sưu tập, chăm sóc, tạo dáng cây cảnh nghệ thuật, hoa cảnh.

Bài viết mới nhất

Bạn nên xem