Nếu bạn đang tìm một loại cây may mắn cho gia đình mình thì cây Hạnh Phúc là một sự lựa chọn không thể nào bỏ qua. Đây là loại cây phong thủy được rất nhiều người ưa chuộng. Vậy chăm sóc cây này như thế nào để luôn tươi cũng như mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Cùng Tạp chí cây cảnh tìm hiểu tại đây nhé!
Giới thiệu về loài cây mang tên Hạnh Phúc

Giới thiệu về loài cây mang tên Hạnh Phúc
Giống cây cảnh hạnh phúc có tên khoa học là Radermachera sinica, loài R.sinica thuộc chi Heteropanax. Cây có nguồn gốc xuất xứ từ khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Trung Quốc.
Cây hạnh phúc thân gỗ, đường kính gốc cây khoảng 1m và chiều cao lên đến 30m.
Vỏ thân cây dày, xù xì, cây trưởng thành sẽ có lớp vỏ đậm màu hơn. Dựa vào phần lớp vỏ thân cây, người ta có thể tạo nhiều kiểu dáng đẹp mắt khác nhau, tăng giá trị thẩm mỹ cho cây. Tuổi thọ cây thân gỗ này khá cao và có sức sống vô cùng mãnh liệt.
Lá cây hạnh phúc có hình dáng tương tự như lông chim, mỗi cành lá có thể dài từ 20cm đến 70cm. Bề mặt lá dài từ 2cm đến 4cm, rộng từ 15cm đến 25cm. Lá cây khi non có màu xanh nõn khi về già sẽ có màu xanh đậm.
Đặc biệt, ba lá cuối của cây tạo thành hình trái tim rất đẹp. Chính vì thế nên người ta gọi nó với tên thân thương là cây hạnh phúc. Hoa cây hạnh phúc có màu trắng tinh khiết hoặc màu vàng nhạt, dạng loa kèn mọc thành chùm, hương thơm nhẹ. Tuy nhiên, hoa chỉ nở khi cây được trồng ngoài trời nắng.
Cây hạnh phúc có những loại nào?

Cây hạnh phúc thủy sinh
Trên thị trường, chúng ta thường bắt gặp 2 loại chính của cây hạnh phúc: Cây hạnh phúc chậu đất và cây hạnh phúc thủy sinh.

Cây hạnh phúc xanh
Ý nghĩa của cây hạnh phúc

Ý nghĩa của cây hạnh phúc
Đúng như với tên gọi của mình, cây Hạnh Phúc là loài cây mang đến ý nghĩa cho sự gắn kết, hạnh phúc, vui vẻ, giúp gia đình của bạn luôn giữ gìn được hòa khí không bị xung đột, cãi vã lẫn nhau.
Đặc biệt cây Hạnh Phúc mang ý nghĩa tươi sáng cho khát vọng, niềm tin, hy vọng vào tương lai tốt đẹp ở phía trước
Cây hạnh phúc hợp mệnh gì? Tuổi nào trong 12 con giáp?

Cây hạnh phúc hợp mệnh gì? Tuổi nào trong 12 con giáp?
Với màu sắc chủ đạo là màu xanh đậm nên cây hạnh phúc hợp với mệnh Kim nhất. Những người thuộc mệnh Kim trồng cây hạnh phúc trong nhà sẽ giúp cho họ cân bằng lại cuộc sống, gia đình sum vầy, viên mãn. Ngoài ra, theo tứ hành xung thì Kim sinh Thủy nên cây còn hợp với người mệnh Thủy.
Cây hạnh phúc hợp tuổi nào? Trên thực tế, nhờ vào màu xanh của lá, màu trắng của hoa nên nó hợp với cả 12 con giáp, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sở hữu một chậu hạnh phúc trong nhà mình, đem đến sự may mắn, viên mãn, bình an và hạnh phúc nhé.
Công dụng của cây Hạnh Phúc

Công dụng của cây Hạnh Phúc
Cây hạnh phúc được tận dụng để trang trí ở nhiều nơi khác nhau như: Phòng khách, văn phòng làm việc, sảnh lễ tân, sân thượng hay các địa điểm công cộng như quán cà phê, nhà hàng,…
Cây hạnh phúc còn được mệnh danh là “máy lọc không khí mini” trong nhà. Bởi lẽ, nó là trợ thủ đắc lực giúp thanh lọc không khí, cung cấp lượng oxy lớn, qua đó đem lại sự an toàn và sức khỏe cho những thành viên trong gia đình.
Cây hạnh phúc giúp tăng thêm sắc xanh trong nhà hay nơi làm việc của bạn, khiến không gian thêm tươi mới và tràn đầy sinh khí. Ngoài ra, với vẻ uy nghiêm vốn có, loài cây này giúp tôn lên vẻ đẹp trang trọng và hiện đại cho ngôi nhà của bạn.
Ngoài ra nếu đem cây Hạnh Phúc làm quà tặng cho bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp thì người nhận sẽ luôn gặp nhiều may mắn và có được những điều Hạnh Phúc trong cuộc sống.
Có nên trồng cây hạnh phúc trong nhà không?

Có nên trồng cây hạnh phúc trong nhà không?
Với nhiều ý nghĩa tốt lành, may mắn, cây hạnh phúc có thể trồng trong nhà tại nhiều vị trí khác nhau. Trồng cây hạnh phúc trong nhà có thể giúp không gian tươi mới, nhiều sức sống.
Bạn có thể đặt cây hạnh phúc ở một số vị trí như:
- Phòng ngủ
- Bàn học, bàn làm việc
- Phòng khách
- Nhà bếp
Giá bán cây hạnh phúc hiện nay

Giá bán cây hạnh phúc hiện nay
Theo khảo sát, cây hạnh phúc có chiều cao khoảng 1m chưa bao gồm chậu có giá dao động từ 390.000 đồng đến 400.000 đồng. Những cây nhỏ hơn được trồng trong chậu thích hợp để bàn có giá bán thấp hơn, từ 150.000 đồng/cây đến 180.000 đồng/cây.
Những cây có chiều cao khoảng 1,2m thích hợp trang trí ở phòng khách, tiền sảnh, hành lang… và chưa bao gồm chậu có giá bán từ 700.000 đồng/cây đến 800.000 đồng/cây.
Có mức giá cao hơn, từ 900.000 đồng đến 1.100.000 đồng, là những cây có chiều cao hơn 1,2m, có chậu sứ và đĩa lót sứ. Mức giá này đã bao gồm nơ hoặc thiệp chúc mừng cho khách hàng mua để tặng dịp tân gia, khai trương.
Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc tại nhà?
Cách trồng cây hạnh phúc trong nhà

Cách trồng cây hạnh phúc trong nhà
Đất trồng: Đất trồng cây thì nên chọn những loại tơi xốp, có giá trị dinh dưỡng cao để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Chọn cây: Nên chọn những cây không sâu bệnh, cành mập mạp. Với những cây để bàn thì nên chọn những cây không bị vỡ bầu, còn với cây có kích thước lớn thì xem rễ của cây có phát triển bình thường không?
Chọn chậu: Vì là một loại cây thân gỗ nên bạn cũng nên chọn các loại chậu có kích thước lớn, có khả năng thấm nước tốt để cây không bị ngập úng.
Chọn vị trí đặt cây: Nên đặt cây ở trên bàn, kệ tủ, văn phòng làm việc (đối với những loại để bàn có kích thước nhỏ), hoặc trồng ở trước nhà để đem đến phong thủy nhất.
Kỹ thuật trồng: Đối với cây hạnh phúc để bàn thì khi trồng bạn nên lưu ý đến đất và độ sâu của rễ cây. Khi trồng thì mới tháo bọc bầu ra, và hố sâu bằng 3 lần rễ của cây.
Đối với cây trồng trong nhà: Vì đây là cây thân gỗ lâu năm nên bạn có thể chọn những cây có kích thước từ 1 – 1.5m. Thân rễ cây khỏe mạnh và trồng vào chậu lớn, đặt trong nhà, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt. Như vậy, cây sẽ đem đến những may mắn, tài lộc, sự sum vầy cho gia chủ.
Cách chăm sóc cây hạnh phúc

Cách chăm sóc cây hạnh phúc
Đất trồng: Chọn loại đất tơi xốp và có độ ẩm tốt, có thể tăng cường khả năng giữ ẩm bằng xơ dừa, mùn, phân bón.
Nước tưới: Cây cần tưới mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối, trồng trong nhà thì duy trì 3 lần một tuần. Thường xuyên theo dõi để điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp, không quá khô, không quá ướt.
Phân bón: Khoảng 4-5 tháng cần bón phân một lần, phân có thể sử dụng là phân chuồng hoai mục, mùn cưa, NPK cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Sâu bệnh: Cây hạnh phúc ít khi gặp sâu bệnh, nhưng cây hay có vấn đề về nấm lá, đốm lá, thối rễ, bọ rầy,… Để xử lý, bạn cần loại bỏ lá già, cành già, bệnh. Nếu tình trạng không được cải thiện, có thể dùng thuốc chuyên dụng xử lý.
Hình ảnh đẹp của cây Hạnh Phúc

Cây hạnh phúc trồng trong nhà

Cây hạnh phúc để bàn

Chậu cây hạnh phúc

Hoa cây hạnh phúc

Lá cây hạnh phúc

Vườn cây hạnh phúc
Kết luận
Qua bài viết trên, Tạp chí cây cảnh đã chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ thông tin về cây hạnh phúc hợp mệnh gì, có hoa không? Cách trồng và chăm sóc cây hoa hạnh phúc ở Việt nam chi tiết nhất. Bạn đọc nếu đang tìm kiếm cây phong thủy trang trí phòng khách, bàn làm việc để kích hoạt may mắn, tài lộc thì giống cây này là một gợi ý khá hay.
Xem thêm: Hoa Xuyến Chi là hoa gì? Hoa Xuyến chi có ăn được không?