Cây không khí là cây gì? Cây không khí sống được bao lâu?

Cây không khí

Chắc bạn cũng đã nghe đến cây không khí rồi đúng không? Được biết trong những năm gần đây cây không khí khá phổ biến ở Việt Nam và được cực nhiều người ưu chuộng. Bạn thích trồng cây nhưng không có thời gian chăm sóc? Bạn muốn trồng cây xanh trồng phòng nhưng lại sợ chất độc mà cây thải ra. Vậy cùng Tạp chí cây cảnh tìm đến cây không khí để mọi lo lắng của bạn được giải quyết nhé!

Giới thiệu về cây Không khí là cây gì?

Giới thiệu về cây Không khí là cây gì?

Giới thiệu về cây Không khí là cây gì?

‘Cây không khí’ tên tiếng Anh thường gọi là ‘Air Plant’ thuộc chi Tillandsia, là chi lớn nhất của họ Bromeliaceae (họ Dứa) và được tìm thấy nhiều nhất ở Florida, California (Mỹ) và Trung, Nam Mỹ. Có hơn 500 loài phát triển từ rừng nhiệt đới đến môi trường sa mạc. Cây không khí là loài thực vật phụ sinh, rễ cây kém phát triển và có khả năng bám vào vật chủ. Thực tế, cây không khí đa phần sinh trưởng và phát triển ngoài môi trường đất vì bản thân cây có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ không khí và tổng hợp chúng thông qua lá.

Chúng thuộc dạng thân nhỏ, hình dáng trông rất giống cây dứa (khóm). Là loài cây cảnh có khả năng sống độc lập nên chúng không cần mọc lên phía trên mà cũng có thể phát triển tốt khi dốc ngược xuống dưới.

Đặc điểm của cây không khí

Đặc điểm của cây không khí

Đặc điểm của cây không khí

Cây thanh lọc không khí là dạng thân cỏ, với chiều dài trung bình là 80cm – 2m. Cây sinh trưởng và phát triển ở những nơi không có đất, chủ yếu sống bám vào các loại cây khác hoặc tự sống độc lập. Thậm chí, dù chỉ cần treo cây trên bờ rào hay cửa sổ, cây cũng dễ dàng sống nhờ không khí và hơi nước.

Lá cây nhỏ và dài, to dần về cuống lá. Lá là bộ phận hút các dưỡng chất cần thiết trong môi trường không khí để nuôi cây.

Hoa của cây không khí rất đẹp, đa dạng về chủng loại, kích thước và màu sắc. Hầu hết các loại cây không khí ra hoa hàng năm, hoa có thể tồn tại trong vài giờ, có loại nở đẹp trong vài tuần và lâu nhất là 2 tháng thì sẽ tàn.

Cây không khí được nhân giống bằng cách tách chồi. Trong khoảng thời gian nở hoa, nhánh hoặc chồi sẽ bắt đầu phát triển tại các nách lá của thân cây. Những chồi non này có thể được tách ra bằng cách nhẹ nhàng kéo chúng ra xa khỏi cây mẹ. Sau khi được tách rời cây mẹ, cây con sẽ sinh trưởng và phát triển độc lập.

Một số loại cây không khí phù hợp với môi trường sinh trưởng tại Việt Nam như: cây không khí tóc tiên, cây không khí sao mai, cây không khí hồng hạnh, cây không khí kim yến…

Các loại cây lọc không khí

Các loại cây lọc không khí

Các loại cây lọc không khí

  • Cây không khí Tóc Tiên: Tên khoa học là Usneoides, và có nguồn gốc xuất xứ từ Tây Ban Nha. Loại cây này thường được treo ngược thành tán lá khi đạt chiều cao khoảng 1m, nhìn giống như những tấm rèm cửa.
  • Cây không khí có hoa: Khác biệt hơn những loại khác, giống này có thể ra hoa. Hoa của cây có kích thước nhỏ và mọc theo từng cụm. Hoa chủ yếu có 3 màu là tím, vàng, hồng, và đặc biệt theo mỗi chu kỳ nở hoa thì màu sắc của chúng lại thay đổi. Hoa của cây không khí rất đẹp và có hương thơm đặc trưng riêng.
  • Cây không khí Kim Yến: Loại cây này thường được đặt trên bàn làm việc vì kích thước khá nhỏ. Và đặc biệt, dù có mới lớn bằng hai đốt ngón tay, nhưng cây đã có thể ra hoa.
  • Cây không khí Sao Mai: Giống cây không khí này nhìn rất nhẹ nhàng và đẹp mắt. Lá cây giống với lá thông, có dạng hình kim và mọc xoè tròn. Một điều thú vị là các nhánh lá của cây sẽ chuyển đổi sang màu đỏ khi cây sắp ra hoa, nhìn rất nổi bật.
  • Cây không khí Hồng Hạnh: Đây là một trong các loại cây trồng thanh lọc không khí trong nhà dễ trồng nhất. Đặc điểm của cây có màu xanh trắng, lá dài và mảnh. Hơn nữa, cây còn có khả năng chịu hạn tốt hơn nhiều các loại khác.
  • Tiểu cảnh cây không khí: Giống cây không khí này có kích thước nhỏ, màu sắc tươi mát. Phù hợp để trang trí bàn học, bàn làm việc,…

Ý nghĩa của cây Không khí

Ý nghĩa của cây Không khí

Ý nghĩa của cây Không khí

Mang ý nghĩa cho sự mạnh mẽ, dám vươn lên trong cuộc sống dù cho có khó khăn, chông gai thế nào đi chăng nữa. Trồng cây không khí trong nhà sẽ mang lại năng lượng tích cực, giải phóng tâm trạng, giúp bạn có động lực làm việc và phấn đấu vì tương lai tươi sáng hơn.

Cây không khí có tác dụng gì?

Cây không khí có tác dụng gì?

Cây không khí có tác dụng gì?

Giúp làm thanh lọc không khí xung quanh bạn đang sinh sống. Từ đó mang đến nguồn không khí chất lượng, trong lành, đúng với tên gọi của cây.

Giúp chuyển hóa các chất độc hại có trong khí quyển thành vô hại để đảm bảo sức khỏe an toàn cho con người

Giúp tô điểm không gian sinh hoạt và làm việc của bạn được đẹp đẽ hơn. Có kích thước nhỏ bé nên chúng có thể được đặt tại bất kỳ vị trí nào trong nhà.

Dùng làm cây tiểu cảnh để trang trí cho vườn hoa, các quán café, quán trà, nhà hàng… để tăng thêm sự sinh động, vẻ đẹp cho không gian xung quanh

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây không khí?

Chọn địa điểm trồng

Chọn địa điểm trồng

Chọn địa điểm trồng

Cây không khí sống được ở nhiệt độ từ -10oC đến trên 35oC, nhưng phù hợp nhất vẫn là những vùng khí hậu nóng ẩm.

Treo cây ở khu vực có ánh nắng tán xạ, độ ẩm cao, tránh ánh nắng trực tiếp vào buổi trưa và buổi chiều. Khu vực có ánh sáng trực xạ dễ làm cây bị cháy lá, ngược lại khu vực không đủ ánh sáng sẽ làm cây chậm phát triển do thiếu ánh sáng để quang hợp.

Ngoài ra, khu vực treo cây cũng cần thông thoáng tốt, nhất là sau khi tưới. Vì cây không khí hấp thu chất dinh dưỡng từ bụi trong không khí nên việc nhận được luồng không khí dù ít nhưng cũng rất quan trọng đối với cây.

Dụng cụ trồng cây

Dụng cụ trồng cây

Dụng cụ trồng cây

Cây không khí có thể trồng ở bất kỳ đâu và bằng bất kì dụng cụ nào như: cây mục, cành khô, chậu hoặc bình thủy tinh hở miệng, treo bằng dây, đặt trên lò xo bằng inox, đặt trên đá, để trong vỏ ốc có móc treo… hay đơn giản chỉ cần thả cây không khí vào một chiếc đĩa đặt trên bàn.

Tưới nước cho cây

Tưới nước cho cây

Tưới nước cho cây

Nhu cầu nước tưới cho cây không khí thùy thuộc vào địa điểm trồng và theo mùa. Các vùng có khí hậu khô hoặc vào mùa đông cần tưới nước cho cây nhiều hơn mùa hè.

Một điều đặc biệt lưu ý là không được tưới nước cho cây vào chiều tối hoặc ban đêm. Do vào ban đêm cây mở các lỗ khí khổng trên lá để hút khí CO2. Nếu tưới cây vào lúc này, lá cây sẽ không có thời gian để khô trước khi khí khổng mở và nước sẽ chặn khí khổng, theo thời gian khiến cây bị ngạt thở.

Cây không khí rất thích nước mưa. Tuy nhiên nếu không có nước mưa để tưới cho cây mà phải sử dụng nước máy thì bạn cần xả nước máy ra và để trong vòng 24 giờ cho khí Clo bay hết trước khi sử dụng để tưới cây.

Kỹ thuật tưới: có 3 cách tưới nước cho cây:

  • Phun sương: Không thích hợp với hầu hết các loài cây không khí, ngoại trừ loài Tillandsia tectorum (đến từ vùng núi cao Andes). Tần suất tưới T. tectorum phụ thuộc vào khí hậu nơi trồng. Nếu khí hậu nơi trồng ẩm ướt, chỉ cần tưới cây ba tuần một lần là đủ. Nếu ở vùng khí hậu khô cằn, bạn sẽ cần phải phun sương cho T.tectorum của bạn mỗi tuần một lần.
  • Nhúng hoặc rửa cây dưới vòi nước: Chuẩn bị dụng cụ chứa nước và nhúng cây trong nước, một lần hoặc nhiều lần. Hoặc giữ cây dưới vòi nước ấm ở bồn rửa mặt, để nước chảy qua cây trong vài phút.
  • Ngâm cây trong nước: Đổ đầy nước ấm vào một cái bát có lòng đủ sâu để chứa toàn bộ cây. Nếu bạn có nhiều cây không khí, bạn có thể sử dụng bồn rửa hoặc thậm chí là bồn tắm. Thông thường cứ một lần một tuần, bạn hãy ngâm cây không khí trong nước khoảng một giờ. Nếu nơi bạn sống khá ẩm ướt thì chỉ cần ngâm trong vòng 20 phút là đủ, ngược lại nếu ở vùng khí hậu khô, cần ngâm cây trong vòng 4 tiếng đồng hồ.

Sấy khô cây

Sấy khô cây

Sấy khô cây

Để cây không khí sống lâu và khỏe mạnh cần để chúng khô hoàn toàn. Sau khi tưới cây, hãy để cây ở chỗ thông thoáng trong vòng 4 giờ trước khi trả chúng về vị trí cũ.

Dùng khăn giấy thấm khô hoặc phơi cây trên giá có lỗ thoát nước, tốt nhất là nên treo ngược cây lên sẽ làm nước đọng trong lá chảy hết ra ngoài.

Bón phân cho cây

Bón phân cho cây

Bón phân cho cây

Cây không khí không cần quá nhiều dinh dưỡng, việc bón quá nhiều phân có thể gây ngộ độc cho cây. Tuy nhiên việc bón phân là cần thiết để làm tăng khả năng sinh trưởng và ra hoa của cây. Do vậy, bón phân đặc biệt tốt trong và sau giai đoạn nở hoa.

Có 2 cách bón phân cho cây: Phun qua lá hoặc pha phân vào nước và nhúng cây vào. Chú ý pha loãng phân, bón với lượng nhỏ và bón 1 lần/tháng. Nên sử dụng loại phân bón chuyên dụng cho cây không khí. Không bón phân đạm ure và các loại phân bón có hàm lượng đồng, sắt, kẽm và Bo cao.

Giá cây không khí tại Việt Nam?

  • Cây không khí Nhân Sâm: 40.000 VNĐ – 150.000 VNĐ
  • Cây không khí Dứa: 30.000 VNĐ
  • Cây không khí Kim Yến: 35.000 – 70.000 VNĐ
  • Cây không khí Tóc Tiên: 50.000 VNĐ
  • Cây không khí Thanh Long: 50.000 VNĐ
  • Cây không khí Hoàng Kim: 50.000 VNĐ
  • Cây không khí Hồng Hạc: 80.000 – 100.000 VNĐ
  • Cây không khí Hồng Anh: 100.000 VNĐ
  • Cây không khí Sao Mai: 100.000 – 250.000 VNĐ
  • Cây không khí Thạch Thảo: 180.000 VNĐ
  • Cây không khí Thanh Phòng: 180.000 VNĐ
  • Cây không khí Bạch Kim: 220.000 VNĐ
  • Cây không khí Nữ Hoàng: 250.000 VNĐ
  • Cây không khí Bông Tuyết: 780.000 VNĐ

Các bạn lưu ý phần giá trên chỉ mang tính chất tham khảo được cập nhật tại thời điểm viết bài. Giá cây không khí sẽ thay đổi và có sự khác nhau tuỳ theo từng loại, tuỳ thời điểm và tuỳ từng địa điểm bán nhé!

Hình ảnh các loại cây Không khí

Cây không khí có hoa

Cây không khí có hoa

Cây không khí Kim Yến

Cây không khí Kim Yến

Cây không khí Hồng Hạnh

Cây không khí Hồng Hạnh

Cây không khí Sao Mai

Cây không khí Sao Mai

Cây không khí Tóc Tiên

Cây không khí Tóc Tiên

Tiểu cảnh không khí

Tiểu cảnh không khí

Kết luận

Trên đây là tất tần tật những thông tin cơ bản về cây không khí mà bạn nên nắm được. Hy vọng với những chia sẻ ở trên bạn đã dễ dàng lựa chọn được cây trồng thích hợp và có được vườn cây không khí đẹp nhất. Còn cần thắc mắc thêm thông tin nào về các loại cây trồng bạn cứ tham khảo thêm các bài viết của Tạp Chí Cây Cảnh nhé!

Xem thêm: Cây Thường Xuân có trồng trong nhà được không?

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm:

Bạn nên xem

Mai Trâm

Content Creator
Một người đam mê viết lách, chuyên tổng hợp Bí quyết chơi cây cảnh, hoa cảnh rẻ - đẹp - độc. Kinh nghiệm sưu tập, chăm sóc, tạo dáng cây cảnh nghệ thuật, hoa cảnh.

Bài viết mới nhất

Bạn nên xem

    :