Bạn có biết gì về cây lạc tiên không? Công dụng của cây này là gì? Trồng ở đâu, có dễ trồng không? Tại bài viết này Tạp chí cây cảnh sẽ giới thiệu cho các bạn biết chi tiết về cây này nhé!
Cây lạc tiên cảnh là gì?

Cây lạc tiên cảnh là gì?
Lạc tiên cảnh là giống cây thân leo, còn được gọi với tên là cây Lạc tiên, ở mỗi vùng khác nhau sẽ có cách gọi riêng như chùm bao hay nhãn lồng cam. Tên khoa học của giống cây này là Passiflora caerulea L, thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Người ta thường trồng lạc tiên cảnh để tạo không gian thoáng mát cho vườn nhà, bên cạnh đó còn có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh.
Ban đầu Lạc tiên cảnh được tìm thấy ở các quốc gia khu vực Nam Mỹ như Paraguay, Uruguay, Brazil, Argentina. Sau đó nhanh chóng du nhập và phát triển ở các nước trên thế giới nhất là ở những khu vực khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, Trung Quốc,…
Có hàng trăm loại cây lạc tiên khác nhau, mặc dù chúng chủ yếu khác nhau về màu sắc và hình dáng, không phải việc chăm sóc. Một số giống lai phổ biến nhất cho cảnh quan và làm vườn bao gồm:
- Passiflora caerulea: cây lạc tiên xanh
- Passiflora coccinea: cây lạc tiên đỏ
- Passiflora incarnata: cây lạc tiên tím
- Passiflora alata : “Ruby Star,’ granadilla thơm
Đặc điểm của cây Lạc tiên cảnh
- Phần thân: Là giống cây thân thảo, sống nhiều năm, thân leo dạng gỗ, có nhiều tua cuốn giúp phần thân leo được trên giàn. Kích thước trung bình của lạc tiên cảnh dao động từ 5 – 6m, thân xanh và có nhiều lông tơ.
- Phần lá:Lá lạc tiên là dạng lá đơn, màu lục với phần cuống không quá dài, hình dáng chân vịt, phần đầu nhọn hình ngọn giáo. Kích thước lá có thể dao động từ 9 – 15cm tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc.
- Hoa lạc tiên: Phần hoa Lạc tiên cảnh mọc ở nách lá, là dạng hoa đơn, có màu hơi xanh nhạt pha trắng. Tràng hoa được cấu tạo từ 5 cánh chính cùng phần nhụy, bao phấn to màu da cam.
- Trái lạc tiên cảnh: Quả lạc tiên cảnhcó kích thước khá to, dáng tròn, có màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu vàng, phần ruột màu đỏ đẹp mắt có vị chua nhẹ, có thể ăn được. Loại quả này khá giống với trái chanh leo.
Cây Lạc tiên có mấy loại?

Cây Lạc tiên có mấy loại?
Cây Lạc tiên cảnh
Lạc tiên cảnh hay còn gọi là Lạc tiên tây, giống này có kích thước lá xanh thẫm, bóng, phần hoa và quả to hơn cây Lạc tiên. Đặc biệt hình dáng bên ngoài quả lạc tiên cảnh và bên trong ruột khá giống với quả chanh leo, và quả dài thon hơn quả chanh leo
Cây lạc tiên
Là giống cây leo thân leo mềm với lá màu xanh thẫm, dáng lá phình to và thu nhọn về phía đầu cuống. Quả của chúng có hình tròn, bọc bởi lớp gai mềm xung quanh, trái có màu xanh và khi chín thì chuyển sang màu vàng. Chúng sinh trưởng và phân bố thưa thớt gần vùng đất ẩm, bụi rậm vườn nhà.
Lạc tiên cảnh là quốc hoa của quốc gia nào?

Lạc tiên cảnh là quốc hoa của quốc gia nào?
Cây Lạc tiên cảnh là quốc hoa của Paraguay, ở đây cây được biết đến rộng rãi với mục đích trồng làm cảnh là chủ yếu và có tên gọi khác như là: vẻ đẹp Phương Nam, hoa mai dại hay hoa Jesu.
Rất nhiều người dân Paraguay rất tự hào bởi vẻ đẹp của loài cây này, coi chúng như là linh hồn của vẻ đẹp trường tồn, bởi vậy mà nó được xem như là loài hoa mang tính biểu tượng
Quả lạc tiên có ăn được không?

Quả lạc tiên có ăn được không?
Phần quả này có hình dáng tròn, mọc đơn lẻ. Kích thước không quá lớn, đường kính trung bình chỉ rơi vào khoảng từ 1 – 2cm. Khi còn nhỏ, quả có màu xanh đậm khi chín chuyển dần sang màu vàng cam. Bên ngoài quả lạc tiên có một lớp tua lá bao bọc. Bên trong có chứa nhiều hạt và chất dịch của hạt.
Riêng với quả Lạc tiên cảnh có hình dáng giống với quả chanh leo, vỏ trơn khá dày, khi quả non có màu xanh, quả chín sẽ chuyển dần từ vàng sang vàng cam rất đẹp mắt. Phần ruột quả có nhiều hạt màu đỏ tươi, bọc bởi lớp vỏ nhầy mỏng, nhìn khá giống với hạt chanh leo nhưng có kích thước to hơn.
Xem thêm: Phòng bếp nên đặt cây gì để khử mùi, lọc không khí
Tác dụng của cây lạc tiên cảnh

Tác dụng của cây lạc tiên cảnh
- Giảm căng thẳng và lo âu: Cây lạc tiên chứa các hợp chất có khả năng làm dịu tâm trạng và giảm căng thẳng. Việc thư giãn và thả lỏng khi thưởng thức trà hoặc thuốc từ cây lạc tiên có thể giúp giảm bớt căng thẳng và lo âu.
- Hỗ trợ giấc ngủ: Thảo dược từ cây lạc tiên có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Việc uống trà hoặc chiết xuất từ cây lạc tiên trước khi đi ngủ có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thư giãn và tận hưởng giấc ngủ đêm.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Một số loài cây lạc tiên có thể có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Chúng có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, giảm cảm giác khó chịu và trầm cảm dạ dày.
- Hỗ trợ tập trung và tư duy: Một số loại cây lạc tiên được cho là có khả năng giúp cải thiện tư duy và tập trung. Việc sử dụng các sản phẩm từ cây lạc tiên có thể giúp tăng sự tập trung và năng suất làm việc.
- Giảm triệu chứng mãn kinh: Các nghiên cứu cho thấy cây lạc tiên có thể giúp giảm triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ, như những cảm giác nóng bừng và lo lắng.
- Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch: Một số thành phần trong cây lạc tiên có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bạn duy trì sức khỏe tốt và chống lại các bệnh tật.
- Giúp kiểm soát huyết áp: Cây lạc tiên có thể có tác dụng giúp kiểm soát huyết áp, đặc biệt là huyết áp cao, nhờ vào các hợp chất có khả năng làm dịu và mở rộ các mạch máu.
- Tác dụng chống viêm: Thảo dược từ cây lạc tiên có thể có tác dụng chống viêm, giúp giảm bớt các triệu chứng viêm nhiễm trong cơ thể.
Tác dụng phụ của cây lạc tiên
- Buồn ngủ thường xuyên, mệt mỏi.
- Chóng mặt, lo lắng, bồn chồn.
- Rối loạn chức năng vận động
- Buồn nôn hoặc nhịp tim nhanh bất thường.
Các sản phẩm từ cây lạc tiên cảnh có công dụng gì?
Lạc tiên tươi, khô

Lạc tiên tươi, khô
Lạc tiên tươi và khô được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y, trong đó các bộ phận như rễ, lá, thân và quả đều được tận dụng. Khi phơi khô, lạc tiên có thể bảo quản lâu hơn, thuận tiện hơn cho người dùng.
Trà lạc tiên

Trà lạc tiên
Trà lạc tiên là sản phẩm được chiết xuất từ thành phần chính là cây lạc tiên két hợp với các hoạt chất khác. Trà được đóng gói theo dạng túi lọc giúp người dùng sử dụng một cách tiện lợi và dễ dàng hơn. Mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh,…
Cao lạc tiên Đinh lăng

Cao lạc tiên Đinh lăng
Cao lạc tiên đinh lăng là sự kết hợp giữa thành phần cao lạc tiên và cao đinh lăng mang lại tác dụng trong việc an thần, giảm căng thẳng, giúp dễ ngủ, ngủ sâu hơn. Các thành phần hoàn toàn từ tự nhiên và hầu như không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng.
Cách trồng và chăm sóc cây lạc tiên cảnh tại nhà

Cách trồng và chăm sóc cây lạc tiên cảnh tại nhà
- Đất trồng: Không kén đất, nhưng tốt nhất cần thoát nước tốt. Bạn đọc có thể trộn xơ dừa, mùn cưa, trấu, cát nếu trồng cây này trong chậu nhé.
- Ánh sáng: Cây thích ánh nắng toàn phần hoặc bóng râm một phần. Lưu ý trồng cây này ở bóng râm sẽ không có quả. Gợi ý bạn đọc có thể trồng trước nhà, trên ban công sẽ rất đẹp.
- Cách trồng lạc tiên cảnh bằng cành: Bạn có thể xin cành già về và giâm vào cát ẩm để kích thích mọc rễ. Sau đó khoảng 1 – 2 tuần thì có thể mang ra trồng ở ngoài.
- Cách gieo hạt lạc tiên làm cảnh: Bạn có thể dùng hạt tươi, hạt khô đều được sau đó ươm trong chậu đất ẩm khoảng 2 – 3 tuần thì hạt sẽ nảy mầm. Chờ cây đủ 3 lá thì mang ra chậu lớn hoặc trồng ở vườn nhé.
- Nước: Tùy theo thời tiết mà bạn đọc có thể tưới nhiều hoặc ít. Với mùa nóng thì cần tưới nước hằng ngày.
- Bón phân: Phân bón giúp lạc tiên phát triển xanh tốt, mỗi tháng bạn hãy bổ sung dinh dưỡng cho cây ít nhất 1 lần. Các loại phân bón phù hợp nhất là phân hữu cơ, đạm, NPK hoặc phân ure.
Lạc tiên cảnh giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Lạc tiên cảnh giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Lạc tiên cảnh là giống cây được rất nhiều người tìm mua, mức giá của giống cây này không quá đắt đỏ, tuy nhiên sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào từng đơn vị cung cấp. Dưới đây là mức giá để bạn tham khảo:
- Hạt giống lạc tiên: Mức giá dao động từ 50.000 – 70.000 đồng/gói.
- Cây giống lạc tiên: Chi phí từ 70.000 – 85.000 đồng/cây.
Kết luận
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, cách sử dụng cây lạc tiên sao cho có hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về dược liệu này.
Xem thêm: Ý nghĩa phong thủy của cây bồ quân? Công dụng cây bồ quân?