Cây Lưỡi Hổ có độc không? Có nên trồng trong nhà không?

cây lưỡi hổ có độc không

Cây lưỡi hổ có độc không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người chơi cảnh chuẩn bị trồng cây này. Vậy có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà không? Loài cây này có nguy hiểm không? Tác dụng của cây lưỡi hổ là gì? Tạp chí cây cảnh sẽ cung cấp thêm thông tin để bạn đọc giải đáp các thắc mắc này.

Đặc điểm của cây lưỡi hổ

Đặc điểm cây lưỡi hổ

Đặc điểm cây lưỡi hổ

Trước khi tìm hiểu cây lưỡi hổ có độc hay không, hãy cùng điểm qua một vài đặc điểm của loài cây này.

Cây lưỡi hổ còn có tên gọi khác là cây Vĩ hổ, cây lưỡi cọp… Tên khoa học là Sansevieria trifasciata; thuộc họ Măng tây và có nguồn gốc xuất xứ từ các nước Tây Phi. Hiện nay, có khoảng 70 loài lưỡi hổ khác nhau; phổ biến nhất tại Việt Nam có thể kể đến là cây lưỡi hổ thái, lưỡi hổ mép vàng…

cây cảnh được nhiều người ưa chuộng, lưỡi hổ thường được trồng trong phòng khách, văn phòng để làm đẹp không gian, thanh lọc không khí. Vì là loài cây gần gũi với con người và thú nuôi của gia đình nên nhiều người rất quan tâm liệu rằng cây lưỡi hổ có độc hay không.

Cây lưỡi hổ là cây thân thảo, mọng nước, mọc thẳng từ gốc đến ngọn. Khi trưởng thành, lá cây có thể dài từ 50 – 80cm, lá hình ngọn giáo, vương thẳng, dày và cứng cáp. Loài cây này mọc thành bụi, mỗi bụi từ 5 – 6 lá, bẹ lá ôm lấy gốc. Cây lưỡi hổ gây ấn tượng với hình dạng đặc biệt. Lá cây có màu xanh đậm, bên ngoài được bao bọc bởi một viền vàng chạy dọc từ gốc đến ngọn. Thân lá được điểm xuyến bởi vô số vằn sọc màu đen vô cùng đẹp mắt.

Cũng giống với các loài cây cảnh khác, cây lưỡi hổ cũng có hoa. Tuy nhiên, loài cây này rất hiếm trổ bông. Hoa cây lưỡi hổ màu trắng ngà, mọc thành chùm, cánh mỏng, dài, có gân xanh vàng chạy dọc cánh. Khi nở, hoa lưỡi hổ có hương thơm nhẹ, thoang thoảng.

Cây lưỡi hổ được trồng phổ biến vì đặc tính sinh trưởng tốt. Cây phát triển được ở cả môi trường khắc nghiệt như vùng châu Phi, chịu được nóng và khô hạn, sức sống mạnh mẽ và không tốn nhiều công chăm sóc. Khi trồng cây lưỡi hổ, không cần chú ý quá nhiều, chỉ cần đảm bảo đủ nước, đủ sáng cho cây là được.

Cây lưỡi hổ có độc không?

Để giải đáp thắc mắc cây lưỡi hổ có độc không, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định lưỡi hổ có độc nhẹ. Tuy nhiên, các độc tố của loài cây này không gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Nếu ăn phải lượng lớn cây lưỡi hổ có thể gây ngộ độc. Hoặc khi sử dụng không đúng cách có thể gây ra một số tình trạng như: sưng miệng, ngứa ngáy và buồn nôn. Đặc biệt, nếu nhai cây lưỡi hổ sống, kể cả con người hay vật nuôi đều sẽ có cảm giác chóng mặt, buồn nôn và tiêu chảy.

Đồng thời, nếu đặt quá nhiều cây lưỡi hổ trong một không gian nhỏ hẹp sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Nên lưu ý tùy vào từng không gian để có cách bố trí, sắp xếp cây trồng hợp lý.

Các tác dụng bất ngờ từ cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ dùng để thanh lọc không khí, trang trí nhà cửa, bàn làm việc, văn phòng,...

Cây lưỡi hổ dùng để thanh lọc không khí, trang trí nhà cửa, bàn làm việc, văn phòng,…

Nếu đã giải đáp được câu hỏi cây lưỡi hổ có độc không, hãy tiếp tục tìm hiểu thêm những tác dụng bất ngờ của loại cây này.

Thanh lọc không khí: Cây lưỡi hổ có tác dụng loại bỏ nhiều độc tố có trong không khí như: khói thuốc lá, khí nitơ… Trồng cây này trong nhà giúp không gian luôn trong lành, thông thoáng và mát mẻ. Đồng thời cải thiện chất lượng không khí, nâng cao sức khỏe cho gia đình.

Trang trí không gian: Là cây cảnh đẹp, có kích thước nhỏ nhắn, cây lưỡi hổ được trồng giúp làm đẹp cho không gian sống, tạo cảnh quan xanh mát, giúp ngôi nhà thêm sinh động hơn.

Ý nghĩa phong thủy: Cây lưỡi hổ tượng trưng cho may mắn, tài lộc, sức khỏe và thịnh vượng. Loài cây phong thủy này mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, thường được trồng để hút tiền tài, phú quý, công danh…

Thuốc chữa bệnh: Bên cạnh băn khoăn cây lưỡi hổ có độc không, nhiều người còn rất thắc mắc về công dụng chữa bệnh đặc biệt của loại cây này. Trong Đông Y, cây lưỡi hổ có tác dụng điều trị sốt, giúp thanh lọc cơ thể, trị các vấn đề tai mũi họng, tiêu hóa, sỏi thận…

Có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà không?

Trồng cây lưỡi hổ trong nhà giúp xua đuổi tà khí và thu hút may mắn

Trồng cây lưỡi hổ trong nhà giúp xua đuổi tà khí và thu hút may mắn

Xem thêm: Nên trồng cây lưỡi hổ ở đâu giúp đem lại may mắn nhất?

Mặc dù đã tìm được đáp án cho câu hỏi cây lưỡi hổ có độc không nhưng nhiều người vẫn thích trồng loại cây này trong nhà bởi vẻ đẹp độc đáo và ý nghĩa phong thủy may mắn.

Dù có độc, nhưng độc tính của cây lưỡi hổ không cao, chỉ gây ra một vài triệu chứng nhẹ. Vì thế, cây này vẫn có thể trồng trong nhà, văn phòng hoặc để bàn làm việc. Tốt nhất, nên tránh xa tầm tay trẻ em, hạn chế tối đa tiếp xúc của con trẻ. Đồng thời, nên đặt để cây trên cao, tránh các vật nuôi trong nhà. Có thể để bã cà phê, vỏ cam, quýt dưới gốc cây để thú cưng không đến gần.

Vậy là Tapchicaycanh.com đã cùng quý bạn đọc giải đáp câu hỏi cây lưỡi hổ có độc không. Mặc dù có độc nhưng nếu biết cách sử dụng, loại cây này sẽ mang đến rất nhiều công dụng bất ngờ. Không chỉ làm đẹp không gian, thanh lọc không khí, mang ý nghĩa may mắn, cây lưỡi hổ còn là bài thuốc dân gian rất tốt với sức khỏe con người.

5/5 - (4 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm:

Bạn nên xem

Mai Trâm

Content Creator
Một người đam mê viết lách, chuyên tổng hợp Bí quyết chơi cây cảnh, hoa cảnh rẻ - đẹp - độc. Kinh nghiệm sưu tập, chăm sóc, tạo dáng cây cảnh nghệ thuật, hoa cảnh.

Bài viết mới nhất

Bạn nên xem