Cây Lưỡi Hổ có tác dụng gì đối với sức khỏe và đời sống?

cây lưỡi hổ có tác dụng gì

Cây lưỡi hổ có tác dụng gì? Liệu có nên trồng loài cây này trong nhà? Đây đều là những câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy, hãy cùng Tạp chí cây cảnh tìm hiểu về những công dụng bất ngờ của cây lưỡi hổ qua bài viết dưới đây. Đồng thời, làm giàu thêm các mẹo vặt chữa bệnh trong cuộc sống với loại cây này.

Giới thiệu về cây lưỡi hổ

Cây Lưỡi Hổ loại cây cảnh phong thủy biểu tượng cho những ý nghĩa tốt đẹp

Cây Lưỡi Hổ loại cây cảnh phong thủy biểu tượng cho những ý nghĩa tốt đẹp

Cây lưỡi hổ còn có tên gọi khác là cây vĩ hổ; tên khoa học là Ansevieria Trifasciata. Loài cây này thuộc họ Măng Tây, chiều cao trung bình từ 50 – 60cm. Là cây thân dẹt, lá mọng nước, cây mọc thành bụi, lên thẳng. Lá cây lưỡi hổ có hình thon dài, nhọn ở đầu. Cây cảnh trồng trong nhà này gây ấn tượng bởi lá cây có màu độc đáo. Cây có viền lá màu vàng nhạt, thân lá màu xanh đậm, điểm xuyến nhiều vân sọc như vằn hổ.

Cây lưỡi hổ vốn có hình dạng đặc biệt, khi ra hoa, loài cây này càng thu hút người nhìn hơn. Hoa mọc thành nhánh dài, có màu trắng ngả vàng, pha chút xanh nhạt rất đẹp mắt. Cánh hoa mỏng, dài, mịn, nở thành từng chùm nhỏ. Hoa cây lưỡi hổ thường trổ vào độ tháng 9 đến tháng 12; chu kỳ ra hoa từ 5 – 7 ngày. Sau khi hoa tàn sẽ ra hạt (có thể nhân giống lưỡi hổ bằng hạt này).

Là cây cảnh có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, cây lưỡi hổ được trồng rộng rãi ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, có đến hơn 70 loài cây lưỡi hổ như: lưỡi hổ thái, lưỡi hổ xanh… Phổ biến nhất là cây lưỡi hổ cọp và lưỡi hổ thái.

Cây lưỡi hổ khá dễ trồng, dễ chăm sóc nên rất được ưa chuộng. Người chơi cây cảnh thường trồng lưỡi hổ trong nhà, trồng phòng khách, trước cửa nhà, ban công hoặc trang trí văn phòng làm việc. Đây cũng là loại cây cảnh phong thủy biểu tượng cho những ý nghĩa tốt đẹp.

Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

Cây Lưỡi Hổ dùng để trang trí bàn làm việc

Cây Lưỡi Hổ dùng để trang trí bàn làm việc

Cây lưỡi hổ có tác dụng gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tưởng chừng chỉ là cây cảnh trồng để trang trí nhưng loài cây này lại có nhiều công dụng bất ngờ.

Thanh lọc không khí

Cũng giống như các loại cây cảnh trồng trong nhà khác, cây lưỡi hổ có khả năng loại bỏ một vài chất độc có trong không khí như khói thuốc lá, khí nito. Nhờ vậy, không khí sẽ sạch và trong lành hơn. Vừa tạo không gian xanh mát, vừa hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường, lại rất có lợi đối với vấn đề hô hấp.

Trang trí không gian

Là cây cảnh trồng trong nhà được nhiều người ưa chuộng, cây lưỡi hổ gây ấn tượng với vẻ ngoài thanh tao, giản dị. Vì vậy thường được đặt trong phòng khách, cạnh tủ tivi, trên bàn hoặc trang trí ở cửa vào. Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ còn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để làm đẹp cho văn phòng, phòng họp, bàn làm việc. Cây sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những người muốn tự tạo không gian xanh trong chính ngôi nhà của mình.

Đặc biệt, ngắm nhìn những cây cảnh xanh mát, tươi tốt cũng là phương pháp giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Trồng cây để thư giãn, giảm stress, giúp tâm trạng tốt hơn sau những áp lực trong công việc và cuộc sống. Nhiều người lựa chọn trồng cây như một người bạn để giải tỏa mọi vấn đề.

Ý nghĩa phong thủy

Nếu như vẫn băn khoăn với câu hỏi cây lưỡi hổ có tác dụng gì thì hãy nhớ ngay đến ý nghĩa phong thủy của loại cây này. Không chỉ làm đẹp, gia chủ còn chọn trồng cây lưỡi hổ bởi loài cây này biểu tượng cho sức mạnh, sự may mắn, thịnh vượng và tinh thần kiên cường. Trong quan niệm dân gian, trồng cây lưỡi hổ có thể giúp mang lại bình an, sức khỏe, tài lộc, sự hạnh phúc cho gia đình.

Bên cạnh đó, lưỡi hổ còn thể hiện sức mạnh, trồng trước nhà có thể xua đuổi tà ma, vận rủi, điềm xấu. Đặc biệt, khi lưỡi hổ ra hoa cũng là lúc tài lộc, may mắn, thành công chuẩn bị đến với gia chủ. Cũng vì thế, loài cây này thường được chọn trồng phổ biến.

Xem thêm: Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Tuổi nào? Ý nghĩa phong thủy của cây

Tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ

Cây Lưỡi Hổ có chứa alcaloid có tác dụng trị bệnh liên quan đến tim mạch, tiêu hoá

Cây Lưỡi Hổ có chứa alcaloid có tác dụng trị bệnh liên quan đến tim mạch, tiêu hoá

Cây lưỡi hổ trị bệnh gì?

Để trả lời câu hỏi cây lưỡi hổ có tác dụng gì, các y bác sĩ đã nghiên cứu và chỉ ra nhiều thuộc tính dược học của loại cây này.

Rễ cây lưỡi hổ chứa một lượng lớn alcaloid, chất này có tác dụng như digitalis, có tác dụng hiệu quả đối với các bệnh liên quan đến vấn đề tim mạch. Bên cạnh đó, cây này còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa nhờ một số chất như: barbaloin, aloin và aloe emodin.

Theo Đông y, cây lưỡi hổ có tính mát, vị chua nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, sinh cơ tốt.

Một số bệnh có thể được điều trị bằng cây lưỡi hổ như:

Bệnh tai mũi họng: viêm tai, viêm họng, khàn giọng, ho…

Bệnh về tiêu hóa: viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu…

Bệnh về da: bỏng nhiệt, viêm da, ngứa ngáy, lở loét…

Các bệnh như sỏi thận, hen suyễn hoặc các bệnh về răng hàm mặt như chảy máu chân răng, sâu răng…

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây lưỡi hổ

Bài thuốc chữa viêm tai: Dùng lá lưỡi hổ rửa sạch, sau đó hơ trên lửa đến khi héo, lấy lá mang đi giã lấy nước. Dùng nước đó nhỏ vào tai, mỗi ngày nhỏ 3 – 4 lần để khi khỏi bệnh.

Bài thuốc trị viêm họng, ho: Lấy một ít lá lưỡi hổ rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó nhai trực tiếp với muối. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần đến khi họng đỡ đau.

Bài thuốc trị viêm loét dạ dày: Dùng gel của lá lưỡi hổ pha với nước ấm, uống trong 1 tháng sẽ thấy thuyên giảm.

Bài thuốc trị viêm da: Dùng nước của lá lưỡi hổ bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp da chóng lành.

Bài thuốc trị sỏi thận: Uống nước ép lá lưỡi hổ mỗi ngày để cải thiện vấn đề sỏi thận.

Bài thuốc trị hôi miệng, sâu răng, chảy máu chân răng: Lấy lá lưỡi hổ rửa sạch, giã lấy nước; dùng nước đó súc miệng 1-2 lần/ ngày sẽ khắc phục được vấn đề răng miệng gặp phải.

Bài thuốc trị ợ chua, viêm loét dạ dày: Uống nước cốt lá cây lưỡi hổ mỗi ngày sẽ tốt cho dạ dày và vấn đề tiêu hóa.

Bài thuốc trị hen suyễn: Lấy gel cây lưỡi hổ nhỏ vào nước nóng, xông dung dịch đó mỗi ngày để giúp giảm cơn suyễn.

Trên đây là các thông tin giải đáp câu hỏi cây lưỡi hổ có tác dụng gì? Tham khảo thêm nhiều bài viết trên Tạp chí cây cảnh để khám phá nhiều điều thú vị về cây cảnh.

5/5 - (4 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm:

Bạn nên xem

Mai Trâm

Content Creator
Một người đam mê viết lách, chuyên tổng hợp Bí quyết chơi cây cảnh, hoa cảnh rẻ - đẹp - độc. Kinh nghiệm sưu tập, chăm sóc, tạo dáng cây cảnh nghệ thuật, hoa cảnh.

Bài viết mới nhất

Bạn nên xem