Cây lưỡi hổ ra hoa báo hiệu điềm lành hay dữ? Làm sao để chăm sóc loài cây này ra hoa? Đây đều là những câu hỏi thường gặp ở giới chơi cây kiểng. Hãy cùng Tạp chí cây cảnh giải đáp hết các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây và tìm hiểu kỹ hơn về cây lưỡi hổ cũng như ý nghĩa khi loài cây này ra hoa.
Cây lưỡi hổ có ra hoa hay không?

Hoa có cuống dài, mọc thành từng cụm, cánh hoa dài, mảnh; thường nở vào giấc chiều
Lưỡi hổ là loài cây cảnh được trồng phổ biến hiện nay và có nhiều loại khác nhau. Cách trồng loài cây này khá dễ lại không tốn quá nhiều công chăm sóc nên thường được chọn trồng làm kiểng ở nhà hoặc văn phòng. Cây này gây ấn tượng bởi những chiếc lá dài, mọc thẳng, vươn mình vô cùng mạnh mẽ. Lá cây lưỡi hổ mang vẻ đẹp độc đáo với viền lá màu vàng ngạt, bên trong có màu xanh đậm có điểm xuyến vằn màu đen.
Vốn đã đẹp, khi cây lưỡi hổ ra hoa lại càng bắt mắt hơn. Loài cây này có hoa màu trắng ngà, pha chút vàng và xanh nhạt. Hoa có cuống dài, mọc thành từng cụm, cánh hoa dài, mảnh; thường nở vào giấc chiều. Khi hoa lưỡi hổ nở có mùi thơm nhẹ, thoang thoảng và rất ngọt. Tuy nhiên, khi hoa nở rộ sẽ có mùi gắt hơn. Hoa thường nở vào độ tháng 9 – tháng 12, chu kỳ nở hoa tầm 5 – 7 ngày. Sau khi tàn sẽ để lại hạt giống, có thể dùng hạt này để ươm giống mới.
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ

Cây Lưỡi Hổ thể hiện uy quyền và danh vọng
Theo quan niệm của người Phương Đông, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh chống lại tà ma, giúp xua đuổi những điều xui rủi trong cuộc sống. Đặc biệt, lá cây lưỡi hổ rất cứng cáp, mọc thẳng, biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, sự vững vàng, ý chí của gia chủ. Nhiều người trồng loại cây này để cầu mong sự thuận tiện, hanh thông, thăng tiến trong công việc cũng như thể hiện uy quyền và danh vọng.
Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ còn mang ý nghĩa cho sự hưng thịnh, biểu tượng cho sức mạnh của 08 vị thần. Khi sở hữu loài cây này, gia chủ sẽ nhận được những giá trị như: thịnh vượng, sắc đẹp, tuổi thọ, thông minh, trí tuệ, sức khỏe, nghệ thuật, sức mạnh, thi ca. Cũng vì thế, cây lưỡi hổ thường được đặt trong phòng khách hoặc phòng làm việc. Đây cũng là món quà lý tưởng dành tặng cho khách hàng và đối tác.
Theo phong thủy, cây lưỡi hổ có hai màu: trắng và xanh, tượng trưng cho mệnh Mộc và Kim. Loài cây này đặc biệt hợp với mệnh Mộc, Hỏa, Kim, Thủy, và hợp với một số tuổi:
- Mệnh Hỏa: Ất Tỵ, Đinh Mão, Kỷ Sửu…
- Mệnh Kim: Canh Tuất, Nhâm Dần, Tân Hợi…
- Mệnh Mộc: Nhâm Tý, Kỷ Hợi, Tân Mão…
- Mệnh Thủy: Giáp Thân, Nhâm Thìn, Quý Tỵ…
Xem thêm: Cây lưỡi hổ có tác dụng gì đối với sức khỏe và đời sống con người?
Cây lưỡi hổ ra hoa báo hiệu điềm gì?

cây lưỡi hổ ra hoa báo hiệu điềm may, tài lộc, thịnh vượng đang đến với gia chủ
Cây lưỡi hổ vốn mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Đặc biệt, khi cây lưỡi hổ ra hoa báo hiệu điềm may, tài lộc, thịnh vượng đang đến với gia chủ. Tuy nhiên, cây này không ra hoa thường xuyên, rất hiếm khi thấy hoa nở rộ nên ý nghĩa của hoa lưỡi hổ càng thêm đặc biệt.
Theo các chuyên gia phong thủy, cây lưỡi hổ ra hoa là dấu hiệu tốt, báo hiệu sự thành công, sức khỏe và thịnh vượng; công việc suôn sẻ, thuận lợi, sự nghiệp ổn định, thăng tiến nhanh. Cũng vì vậy, người trồng luôn tìm hiểu nhiều cách để cây lưỡi hổ ra hoa. Đồng thời, cây này còn mang năng lượng tốt, giúp gia chủ chống lại những điềm xấu, xui rủi.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ ra hoa thường xuyên

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thái hút tài lộc
Lưỡi hổ ra hoa có hiếm không?
Cây lưỡi hổ ra hoa là điều hiếm gặp, cần có kỹ thuật chăm sóc phù hợp để loại cây này sinh trưởng và phát triển tốt.
Trước tiên, cần chú ý đến đất trồng cây. Nên chọn đất tơi xốp, tốt nhất nên trộn thêm mùn hoặc lá mục, phân, tro để tăng thêm độ dinh dưỡng cho cây. Loại cây này không chịu được đất phèn và đất sét vì độ pH thấp và nghèo dưỡng chất.
Bên cạnh đó, để cây lưỡi hổ ra hoa cần trồng cây ở nhiệt độ phù hợp. Cây này chịu lạnh khá kém, nhiệt độ lý tưởng tầm 22 độ C. Lưỡi hổ sinh trưởng tốt ở nền nhiệt ôn đới. Tốt nhất nên đặt cây ở ban công, trong phòng hoặc những nơi có ánh sáng yếu.
Nước tưới cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cây lưỡi hổ ra hoa. Cây này không ưa ẩm ướt, độ ẩm phù hợp nhất tầm 60 – 70%. Không nên tưới nước quá thường xuyên hoặc tưới ngập gốc, như vậy sẽ rất dễ gây ngập úng. Tốt nhất nên dùng bình phun sương xịt lên lá cây và quanh gốc để duy trì độ ẩm.
Cũng như những loại cây cảnh trồng trong nhà khác, cây lưỡi hổ không cần bón phân. Thỉnh thoảng có thể bón phân chuồng hoặc potasse để cây phát triển tốt hơn. Tránh bón phân trực tiếp vào gốc hoặc mùa lạnh vì sẽ ảnh hưởng xấu đến cây.
Cây lưỡi hổ ra hoa là chủ đề được rất nhiều người yêu cây cảnh quan tâm. Tuy nhiên, không phải khi nào loài cây này cũng ra hoa, cần chú ý chăm sóc để cây phát triển và sinh trưởng tốt. Theo dõi Tạp Chí Cây Cảnh để tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị về loài cây này; cũng như khám phá thêm nhiều tips chăm sóc cây cảnh trong nhà giúp cây ra hoa và phát triển tốt.