Cây Lưỡi Hổ: Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây trong nhà

Cây Lưỡi Hổ - Tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa và công dụng

Cây Lưỡi Hổ là cây gì? Lối sống xanh ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn, đặc biệt là các bạn trẻ thường xuyên cập nhật thông tin và xu hướng trên thế giới. Việc trồng cây xanh trong khuôn viên hay bố trí cây cảnh trong không gian nhà ở đều dần trở nên gần gũi với mọi gia đình, đưa con người đến gần hơn với thiên nhiên, sống chậm và hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn. Nếu bạn đang tìm hiểu về cây cảnh trang trí nhà ở thì cây Lưỡi Hổ chắc chắn là một lựa chọn không tồi. Cùng Tạp chí cây cảnh tìm hiểu chi tiết về loài cây cũng như những sai lầm khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà này trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu khái quát về cây Lưỡi Hổ? Cây lưỡi hổ có mấy loại?

Cây Lưỡi Hổ có hình dạng lá dẹt, mỏng nước, hình dạng lá giống như một con dao sắc nhọn

Cây Lưỡi Hổ có hình dạng lá dẹt, mỏng nước, hình dạng lá giống như một con dao sắc nhọn

Cây Lưỡi Hổ có tên khoa học là Sansevieria trifasciata thuộc họ măng tây, chúng còn được gọi với tên gọi khác là cây Lưỡi Cọp, cây Vĩ Hổ, chiều cao trung bình rơi vào khoảng 50 – 60cm.

Cây Lưỡi Hổ với hình dạng lá dẹt, mỏng nước, hình dạng lá giống như một con dao sắc nhọn, tuy nhiên chúng lại rất an toàn và không hề sắc bén khi chạm vào.

Cây Lưỡi Hổ có tới 70 loài khác nhau với hình dạng và màu sắc khác nhau, trong đó phổ biến nhất vẫn là cây Lưỡi Hổ Thái và cây Lưỡi Hổ Cọp, Cây lưỡi vàng thường được sử dụng để trang trí phòng khách, bàn làm việc hay ban công…

Loài cây này có khả năng hấp thụ khí độc như khói thuốc, khí nitơ cực kỳ tốt giúp giữ không khí trong lành cho ngôi nhà.

Đặc điểm chung của cây Lưỡi Hổ

Cây Lưỡi Hổ dù thuộc loại nào thì cũng ưa sống trong khí hậu nhiệt đới, rất dễ trồng và chăm sóc ở khí hậu Việt Nam và không tốn nhiều công chăm sóc như các loài cây cảnh khác.

Loài cây này có thể sống trong môi trường bóng râm, thiếu sáng cực kỳ tốt nhưng màu lá của chúng sẽ nhạt hơn và chất lá mỏng hơn vì thiếu chất diệp lục nên tốt hơn hết vẫn nên phơi nắng chúng định kỳ để cây phát triển tốt nhất.

Rất ít người thấy cây Lưỡi Hổ nở hoa tuy nhiên trên thực tế loài này có hoa và hoa của chúng có màu trắng nở ra từ 1 cành nhỏ thẳng đứng khá đẹp và lạ mắt giúp không gian thêm phần tươi mới hơn.

Ý nghĩa phong thủy của cây Lưỡi Hổ

cây Lưỡi Hổ tượng trưng cho sự quyền quý, uy quyền, danh gia vọng tộc

cây Lưỡi Hổ tượng trưng cho sự quyền quý, uy quyền, danh gia vọng tộc

Trong phong thủy cây Lưỡi Hổ có tác dụng trừ tà ma, xua đuổi tà khí và chống lại những điều xui xẻo cực kỳ tốt. Hình dáng lá mọc thẳng đứng thể hiện cho sự ngay thẳng, luôn vươn lên, quyết đoán và chí tiến thủ của con người.

Với dáng vẻ uy nghi, hiên ngang cây Lưỡi Hổ tượng trưng cho sự quyền quý, uy quyền, danh gia vọng tộc thể hiện mong muốn, ý chí của chủ nhân sở hữu loại cây này.

Theo quan niệm của người xưa, cây Lưỡi Hổ mang ý nghĩa tốt, cây Lưỡi Hổ ra hoa càng mang ý nghĩa tốt đẹp, đủ đầy hơn nên chủ nhân cần chăm sóc cây thật tốt để chiêu tài lộc.

Công dụng của cây Lưỡi Hổ

Cây Lưỡi thường để trang trí, thanh lọc không khí mang lại may mắn cho gia chủ

Cây Lưỡi thường để trang trí, thanh lọc không khí mang lại may mắn cho gia chủ

Trang trí

Công dụng cây Lưỡi Hổ được dùng chủ yếu để trang trí nhà ở, bàn làm việc, phòng ngủ giúp mang đến vẻ đẹp tươi mới, đầy sức sống và giảm căng thẳng, stress cho chủ nhân.

Những chậu cây Lưỡi Hổ nên đặt ở vị trí phù hợp trong nhà để che chắn các khuyết điểm ngôi nhà đồng thời tô vẽ thêm cho ngôi nhà sự mới mẻ, thú vị.

Thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố

Theo NASA công bố, cây Lưỡi Hổ có khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 loại độc tố, đồng thời nó còn hấp thụ dễ dàng các chất gây ung thư ở người như Nitrogen Oxide và Formaldehyde.

Nếu bạn để, trong khuôn viên các công ty, bệnh viện hay các tòa nhà thường rất hay trồng cây Lưỡi Hổ với mục đích thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố giúp không khí trong lành hơn.

Xem thêm: Cây lưỡi hổ có độc không?

Giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn

Nếu các loài cây khác được cảnh báo không nên chưng trong phòng ngủ thì cây Lưỡi Hổ lại khác, vào ban đêm loài cây này hấp thụ CO2 và thải ra khí O2 giúp hỗ trợ hô hấp tốt hơn giúp gia chủ ngủ ngon và sâu giấc hơn, thức dậy khỏe khoắn, thoải mái hơn.

Trị bệnh

Cây Lưỡi Hổ còn được xem là bài thuốc có tính ứng dụng tốt trong y học dùng để trị các bệnh hen suyễn, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và làm giảm dị ứng ở da. Việc trồng cây Lưỡi Hổ trong nhà giúp gia chủ có thể sử dụng lúc nguy cấp cực kỳ tốt.

Lưu ý khi trồng cây Lưỡi Hổ trong nhà

Khi chăm sóc cây xanh không đúng cách, cây không chỉ trở nên héo úa, bệnh tật, không đẹp mắt mà còn ảnh hưởng đến vận khí của nhà bạn. Cây càng xanh mướt, đâm chồi nảy nở thì chúng càng mang lại nhiều vận khí tốt lành đến cho gia đình. Vậy trồng cây lưỡi hổ trong nhà cần lưu ý điều gì?

Cây Lưỡi Hổ trồng trong đất có độ kiềm cao, khô ráo và hấp thụ nước tốt, tránh úng gốc rễ

Cây Lưỡi Hổ trồng trong đất có độ kiềm cao, khô ráo và hấp thụ nước tốt, tránh úng gốc rễ

Cây Lưỡi Hổ là loài ưu nóng và chịu rét rất kém nên khi trồng trong nhà nên chọn những vị trí tránh xa phòng điều hòa, thay vào đó là đặt cây ở những nơi mát mẻ, thoáng khí, có ánh nắng tự nhiên càng tốt.

Là loài không kén đất nên cây Lưỡi Hổ có thể sống trong bất cứ điều kiện đất nào. Tuy nhiên, để cây phát triển khỏe mạnh thì ưu tiên đất có độ kiềm cao, khô ráo và hấp thụ nước tốt, tránh úng gốc rễ.

Không cần tưới quá nhiều nước cho loài cây này, cần hạn chế tưới nước và kiểm tra độ khô thoáng của đất thường xuyên.

Nên đặt cây Lưỡi Hổ ở vị trí nào?

Nó là một loại cây may mắn, phòng tắm tối và ẩm ướt không có lợi cho sự phát triển của nó, dễ khiến rễ bị thối và nấm mốc. Trong Phong thủy, đây được coi là vật bị bào mòn bởi bụi bẩn. Nhưng nhiều người nghĩ rằng cây lưỡi hổ có thể lọc sạch không khí và đặt trong phòng tắm chỉ để khử mùi hôi, câu nói này là sai lầm. Nhà vệ sinh có đủ ánh sáng và yêu cầu phải thông gió tốt, do vậy đặt cây lưỡi hỗ ở phòng tắm là không phù hợp. Vậy nên trồng cây lưỡi hổ ở đâu để giúp may mắn cho gia chủ đoán xem dưới đây nhé!

Cây Lưỡi Hổ thường đặt trong phòng khách, bàn làm việc, phòng ngủ,...

Cây Lưỡi Hổ thường đặt trong phòng khách, bàn làm việc, phòng ngủ,…

Chưng phòng khách

Phòng khách là nơi thu hút tài lộc cho gia đình, đồng thời cũng là nơi thể hiện rõ nhất phong cách và tính cách của gia chủ. Phòng khách thường là nơi tiếp đón bạn nhà, người thân, khách khứa đến thăm nhà nên việc bố trí đẹp cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng đến những vị khách.

Bàn làm việc

Cây Lưỡi Hổ không có kích thước quá lớn nên rất thích hợp để trang trí bàn làm việc giúp mang lại không gian tươi mới, tràn đầy năng lượng và giảm stress trong công việc cực kỳ tốt.

Phòng ngủ

Bố trí một chậu cây Lưỡi Hổ nhỏ trong phòng ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon, sâu giấc hơn, nâng cao chất lượng giấc ngủ và giảm cảm giác mệt mỏi khi thức dậy vào mỗi buổi sáng.

Phòng tắm

Cây Lưỡi Hổ có khả năng hút hơi nước và hấp thụ các chất độc tốt nên khi bố trí trong nhà tắm sẽ giúp giảm mức độ ẩm ướt trong nhà tắm đồng thời mang đến không khí trong lành, dễ chịu.

Trước cửa chính

Bố trí chậu cây Lưỡi Hổ trước cửa có tác dụng chiêu tài lộc, xua đuổi tà ma, các vận khí xấu vào trong gia can. Loài cây này cũng có thể xem là bùa hộ mệnh giúp gia chủ tránh được những điều không may mắn xảy ra.

Cây Lưỡi Hổ hợp mệnh gì? Tuổi gì?

cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?

cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?

Cây Lưỡi Hổ thông thường sẽ có màu xanh đậm, 2 viền lá màu vàng cùng những viền sọc vàng ở thân lá. Với màu sắc đặc trưng này có thể thấy đây là loại cây phong thủy rất hợp với những người mệnh Thổ và mệnh Kim.

Xét theo tuổi phong thủy thì cây Lưỡi Hổ hợp mệnh với những người tuổi Ngọ, cụ thể sinh vào những năm sau đây: 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002, 2014…

Trên đây là những thông tin liên quan đến cây Lưỡi Hổ, ý nghĩa và tác dụng của loài cây này giúp bạn đọc có thêm thông tin trong việc lựa chọn các loại cây cảnh trang trí bàn làm việc và nhà ở. Theo dõi ngay Tạp chí cây cảnh để cập nhật thông tin liên quan đến các loại cây cảnh được yêu thích hiện nay.

Xem thêm: Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào trong phong thủy

5/5 - (3 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm:

Bạn nên xem

Mai Trâm

Content Creator
Một người đam mê viết lách, chuyên tổng hợp Bí quyết chơi cây cảnh, hoa cảnh rẻ - đẹp - độc. Kinh nghiệm sưu tập, chăm sóc, tạo dáng cây cảnh nghệ thuật, hoa cảnh.

Bài viết mới nhất

Bạn nên xem