Cây Vạn Lộc là gì? Ý nghĩa phong thủy và cách trồng tại nhà

ý nghĩa phong thủy cây vạn lộc

Cây vạn lộc là cây cảnh trồng trong nhà quen thuộc tại Việt Nam. Đây cũng là loài cây dễ trồng, thường được trang trí tại phòng khách, văn phòng, bàn làm việc… Vậy cây vạn lộc có ý nghĩa phong thủy gì? Cách trồng và chăm sóc loại cây này có gì đặc biệt? Hãy cùng Tạp chí cây cảnh tìm hiểu chi tiết hơn về loài cây thủy sinh đặc biệt này nhé!

Giới thiệu Cây Vạn Lộc là gì?

Cây Vạn Lộc có tên khoa học là Aglaonema rotundum pink

Cây Vạn Lộc có tên khoa học là Aglaonema rotundum pink

Cây Vạn lộc còn có tên gọi khác là cây Thiên Phú; tên khoa học là Aglaonema rotundum pink. Loài cây này thuộc nhóm thực vật một lá mầm; họ Ráy. Cây Vạn lộc có nguồn gốc từ Thái Lan và Indonesia và hiện đang được trồng phổ biến tại các nước châu Á, trong đó nhiều nhất là Việt Nam.

Cây có kích thước vừa phải, cao từ 30 – 50cm; là cây rễ chùm, một bụi một gốc; sinh trưởng và phát triển tốt ở cả môi trường đất và thủy sinh. Cây Vạn lộc có thân, cuống màu xanh thẫm, lá hình bầu dục, nhọn ở đầu, có màu hồng nhạt, phần viền màu xanh. Loài cây này có hoa màu trắng, hình dạng thuôn dài như ngón tay út; hoa cây vạn lộc được bao bọc bởi một tràng hoa mỏng.

Vẻ ngoài nhỏ nhắn, xinh xắn lại dễ trồng, phát triển tốt, Vạn lộc luôn là cây cảnh trồng trong nhà được rất nhiều người ưa chuộng. Chỉ với một chậu nhỏ Vạn lộc, không gian sẽ thêm phần sinh động, tươi mới và đặc biệt, đây cũng là loài cây phong thủy mang nhiều ý nghĩa tốt lành.

Tác dụng của cây Vạn Lộc

Cây Vạn Lộc có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là cây Vạn Lộc Xanh và đỏ. Loài cây này được trồng phổ biến với tác dụng làm đẹp không gian. Gia chủ thường trồng Vạn Lộc trong các chậu nhỏ, để trong phòng khách, phòng ngủ hoặc phòng đọc sách. Nhiều công ty chọn cây này để làm kiểng trong văn phòng, phòng họp, trang trí bàn làm việc… Màu sắc bắt mắt, cây Vạn Lộc giúp không gian thêm xanh mát, sinh động hơn.

Bên cạnh đó, Vạn Lộc còn có tác dụng thanh lọc không khí, mang lại không gian trong lành, thoáng mát, tạo cảnh quan xanh cho gia đình.

Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Lộc

Cây Vạn Lộc mang ý nghĩa về sự may mắn, tiền tài, phúc lộc

Cây Vạn Lộc mang ý nghĩa về sự may mắn, tiền tài, phúc lộc

Ngay trong tên gọi của cây Vạn lộc cũng thấy được ý nghĩa loài cây này mang lại. Từ “Vạn” trong tiếng Hán có nghĩa là nhiều, chỉ số lượng lớn; từ “Lộc” mang ý nghĩa về sự may mắn, tiền tài, phúc lộc. Khi kết hợp hai từ này lại có ý nghĩa về sự may mắn, lộc tài dồi dào, vĩnh cửu, vô tận. Đặc biệt, khi cây Vạn lộc ra cũng là lúc tài vận nở rộ, gia đào phú quý, thịnh vượng, an khang.

Nhiều người ưa chuộng cây Vạn Lộc bởi màu đỏ bắt mắt. Đồng thời, đây cũng là màu sắc may mắn, tượng trưng cho điềm lành. Bày cây này trong nhà giúp gia chủ thuận lợi và gặp nhiều vận may trong công việc, sự nghiệp hanh thông, gia đình hạnh phúc. Bên cạnh đó, hai màu xanh – hồng trên lá cây Vạn lộc còn mang đến cảm giác tao nhã, quý phái, có tác dụng xua đuổi những điềm xấu, điềm gở cho chủ nhà.

Cây Vạn Lộc hợp mệnh gì?

Cây Vạn lộc có màu đỏ tượng trưng cho người mệnh hỏa nên loại cây này rất thích hợp với người mệnh hỏa và mệnh thổ.

Mệnh hỏa: Những người mệnh hỏa vốn rất năng động, xông xáo, luôn là người tiên phong trong mọi việc. Nếu kết hợp với cây Vạn lộc sẽ gặt hái được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, mệnh hỏa thường nóng nảy, bốc đồng, nên thường dễ mắc phải sai lầm. Vì thế, khi chọn cây Vạn lộc để trồng, mệnh này nên ưu tiên loại cây màu xanh, trắng để dịu bớt và giúp số vận tốt hơn.

Mệnh thổ: Người mệnh thổ vốn trầm tĩnh, điềm đạm và vững vàng nên có thể bình thản đón tài lộc. Tuy nhiên, do tính tình trầm lặng nên người mệnh thổ không biết cách nắm bắt cơ hội, thử thách bản thân. Cũng vì vậy, nên trồng cây Vạn lộc màu đỏ để trung hòa, giúp mệnh này nhanh chóng thăng tiến trong công việc và cuộc sống.

 Cây Vạn Lộc có độc không?

Cây vạn lộc có độc không? Có nên đặt trong nhà không?

Cây vạn lộc có độc không? Có nên đặt trong nhà không?

Cây vạn lộc có độc không là câu hỏi được mọi người rất quan tâm. Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện bất kỳ loại độc nguy hiểm nào trên cây Vạn lộc. Tuy nhiên, loại cây này thuộc họ Ráy nên có thể gây ngứa khi tiếp xúc phải nhựa. Đồng thời, Vạn Lộc cũng là một thành phần của nhóm Vạn niên thanh nên dễ có nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe nếu ăn phải. Vì thế, cần cẩn trọng khi trồng cây này trong nhà. Tốt nhất nên để xa tầm tay trẻ em.

Cách trồng và chăm sóc cây Vạn lộc

Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Lộc

Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Lộc

Cây Vạn lộc dễ trồng, sức sống tốt lại không tốn nhiều công chăm sóc. Loài cây này thích nghi và phát triển nhanh ở cả môi trường đất và thủy sinh:

Trồng cây vạn lộc trong đất:

  • Chọn một chậu có đường kính khoảng 5-10cm, sâu khoảng 10-15cm.
  • Đặt một lớp sỏi hoặc cát lên đáy chậu để thoát nước tốt hơn.
  • Chuẩn bị một lượng đất thích hợp, phù hợp với cây vạn lộc, đảm bảo có đủ dinh dưỡng và thoáng khí.
  • Đặt cây vạn lộc vào chậu, đảm bảo rễ được chìm vào đất.
  • Tưới nước đủ lượng để cây vạn lộc có thể phát triển và sinh trưởng.

Trồng cây vạn lộc trong thủy sinh:

  • Chọn một bể thủy sinh đủ lớn để chứa cây vạn lộc và đất để trồng cây.
  • Đặt đáy bể là một lớp sỏi hoặc cát để giúp nước dễ thoát ra.
  • Chuẩn bị đất thích hợp cho cây vạn lộc và đặt vào bể thủy sinh.
  • Đặt cây vạn lộc vào đất trong bể thủy sinh, đảm bảo rễ được chìm vào đất.
  • Đổ nước vào bể đủ để phủ đầy cả đất và đến mức tối thiểu 1/3 đến 1/2 chiều cao của bể.
  • Thêm phân cho thủy sản hoặc chất dinh dưỡng thực vật để giúp cây phát triển tốt hơn.

Cách chăm sóc cây vạn lộc mang lại sự tươi tốt

Những cách chăm sóc giúp cây vạn lộc dễ dàng sinh trưởng và phát triển tốt hơn

Những cách chăm sóc giúp cây vạn lộc dễ dàng sinh trưởng và phát triển tốt hơn

Cầm lưu ý một vài điểm trong quá trình chăm sóc cây Vạn lộc:

  • Ánh sáng: Cây Vạn lộc là loài ưa bóng râm, vì thế không trồng cây ở nơi có ánh nắng trực tiếp vì cây rất dễ bị héo. Thỉnh thoảng nên mang các chậu cây Vạn lộc ra phơi nắng nhưng chỉ để ở nơi có ánh sáng yếu, phơi tâm 1 tiếng là tốt nhất.
  • Đất: Nên chọn đất mùn tơi xốp để thoát nước tốt. Cây Vạn lộc không chịu được đất phèn, đất sét. Để cây phát triển tốt, có thể trộn thêm than, mùn, trấu vào đất trồng.
  • Nước: Nếu trồng thủy sinh, nên thay nước định kỳ cho cây mỗi tuần một lần. Có thể nhỏ thêm một vài giọt thủy sinh vào nước để cung cấp dưỡng chất cho cây.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Vì là loại cây thân thảo nên cây Vạn lộc khá dễ bị nhiễm các bệnh như: nấm, phấn trắng, thối lá… Cần chú ý loại bỏ các cành lá bị sâu bệnh để hạn chế khả năng lây lan.

Xem thêm: Cây vạn lộc xanh có đặc điểm và ý nghĩa gì đặc sắc?

Kinh nghiệm lựa chọn cây vạn lộc trong việc trồng và chăm sóc

Những kinh nghiệm và bí quyết để lựa chọn cây vạn lộc tốt

Những kinh nghiệm và bí quyết để lựa chọn cây vạn lộc tốt

Nếu bạn đang muốn trồng, chăm sóc cây vạn lộc, việc lựa chọn một cây tốt là cực kỳ quan trọng. Một cây vạn lộc khỏe mạnh sẽ mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho ngôi nhà của bạn, từ việc cải thiện không khí đến tạo ra không gian xanh mát và đẹp mắt. Để lựa chọn cây vạn lộc tốt, bạn nên chú ý đến các yếu tố sau đây:

  • Chọn cây có thân và rễ khỏe mạnh, không có dấu hiệu của bệnh hay sâu bệnh hại.
  • Chọn cây có lá xanh tươi, không có vết bong tróc hay thối rữa.
  • Kiểm tra phần gốc của cây, nếu gốc có vết nứt hoặc chân rễ bị hư hại, đó là dấu hiệu cho thấy cây không được trồng trong điều kiện tốt đẹp.
  • Nếu bạn mua cây vạn lộc trong chậu, hãy kiểm tra độ ẩm của đất, không nên chọn cây trong chậu quá khô hoặc quá ẩm.

Ngoài ra, nếu bạn không chắc chắn về việc lựa chọn cây vạn lộc, hãy tìm đến các cửa hàng hoa, vườn cây uy tín và hỏi ý kiến của nhân viên để được tư vấn thêm. Với kinh nghiệm lựa chọn cây vạn lộc tốt, bạn sẽ có được một cây khỏe mạnh và đẹp mắt, đồng thời tạo nên một không gian xanh mát và tươi mới cho ngôi nhà của bạn.

Nên đặt cây ở vị trí nào trong nhà sẽ mang đến vận may

Những vị trí phù hợp nên đặt cây vạn lộc mang đến may mắn cho gia chủ

Những vị trí phù hợp nên đặt cây vạn lộc mang đến may mắn cho gia chủ

Bạn muốn trồng cây vạn lộc để tạo không gian xanh mát và cũng mong muốn thu hút tài lộc vào nhà của mình? Nếu vậy, bạn hãy chọn cho mình một cây vạn lộc và đặt nó bên cửa sổ. Đây là vị trí tốt nhất cho cây vạn lộc vì nó có thể nhận được ánh nắng mặt trời tự nhiên, giúp cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn.

Cây vạn lộc phù hợp mệnh nào, tuổi nào nhất

Những tuổi hợp với cây vạn lộc Mệnh Hỏa bao gồm: Mậu Tý (1948), Bính Thân (1956), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Đinh Mão (1987) và nhiều tuổi khác. 

Tìm hiểu những mệnh và tuổi nên trồng cây vạn lộc để phát tài

Tìm hiểu những mệnh và tuổi nên trồng cây vạn lộc để phát tài

Còn đối với mệnh Thổ, những tuổi hợp với cây vạn lộc bao gồm: Mậu Dần (1938-1998), Tân Sửu (1961-2021), Canh Ngọ (1990-1930), Kỷ Mão (1939-1999), Mậu Thân (1968-2028), Tân Mùi (1991-1931), Bính Tuất (1946-2006), Kỷ Dậu (1969-2029) và nhiều tuổi khác.

Cây Vạn Lộc mua ở đâu và giá như thế nào?

Giá bán và địa chỉ mua cây vạn lộc chất lượng nhất thị trường

Giá bán và địa chỉ mua cây vạn lộc chất lượng nhất thị trường

Hiện nay, cây Vạn Lộc được bày bán rộng rãi ở các vựa cây. Có thể tìm mua ở bất cứ điểm bán cây cảnh nào. Hoặc nếu không có thời gian, mua cây Vạn lộc trên các web chuyên về cây cảnh cũng là một giải pháp lý tưởng.

Giá của cây Vạn lộc dao động từ 100.000 – 300.000 đồng tùy vào từng loại và kích thước.

Cây Vạn lộc là loại cây cảnh trồng trong nhà được ưa chuộng nhất hiện nay. Loại cây này mang nhiều ý nghĩa phong thủy độc đáo, giúp đem lại tài lộc cho gia chủ. Tham khảo thêm nhiều loài cây may mắn khác tại Tạp Chí Cây Cảnh.

Xem thêm: các loại cây mang âm khí

5/5 - (3 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm:

Bạn nên xem

Mai Trâm

Content Creator
Một người đam mê viết lách, chuyên tổng hợp Bí quyết chơi cây cảnh, hoa cảnh rẻ - đẹp - độc. Kinh nghiệm sưu tập, chăm sóc, tạo dáng cây cảnh nghệ thuật, hoa cảnh.

Bài viết mới nhất

Bạn nên xem