Biểu tượng, đặc điểm, chăm sóc, ý nghĩa của cây Hoa Phượng

Hoa phượng

Biểu tượng của mùa hè, của tuổi học trò bạn có biết hoa gì không? Cứ ve kêu là tới mùa hoa phượng. Cứ ai nghĩ về lứa tuổi học sinh là nghĩ ngay đến những hàng phượng quanh góc sân trường. Được biết hoa phượng là gắn liền với tuổi học trò với những năm tháng cắp sách đến trường. Vậy ngoài ra hoa phượng còn có ý nghĩa gì nữa không? Cùng Tạp chí cây cảnh tìm hiểu về ý nghĩa hoa phượng nhé!

Nguồn gốc của cây hoa phượng

Nguồn gốc của cây hoa phượng

Nguồn gốc của cây hoa phượng

Phượng vĩ vốn có nguồn gốc từ Madagascar, người ta đã tìm thấy nó mọc dại trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Cây phượng có tên khoa học là Delonix regia, thuộc họ Caesalpiniaceae. Phượng vĩ cũng có rất nhiều loại. Ở nước ta, loài cây này có hoa màu đỏ hoặc tím rất đẹp, nên được trồng phổ biến ở nhiều nơi.

Tại Việt Nam, vào những năm cuối thế kỷ 19, phượng vĩ đã được người Pháp du nhập vào trồng ở các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Hiện nay, loài cây này đã được trồng rộng rãi từ Bắc vào Nam trên các vỉa hè, trường học, công viên.

Đặc biệt, ở thành phố Hải Phòng, hoa phượng còn được trồng khắp nơi. Thậm chí có cả một công viên hoa phượng tại trung tâm thành phố và lễ hội hoa phượng diễn ra vào tháng 5 vô cùng độc đáo. Đó cũng chính là lý do vì sao nơi đây được gọi là thành phố Hoa phượng đỏ.

Hoa phượng có bao nhiêu loại?

Hoa phượng có bao nhiêu loại?

Hoa phượng có bao nhiêu loại?

Phượng vỹ phổ biến nhất là những cây có hoa màu đỏ. Ngoài ra hoa phượng còn có màu vàng, được gọi với tên là kim phượng. Bên cạnh sắc đỏ và vàng, phượng vĩ còn có màu tím. Hiện nay, phượng tím và phương vàng không còn nhiều chỉ phân bố tại một số địa điểm trên cả nước. Quen thuộc nhất là hoa phượng vĩ màu đỏ thắm.

Đặc điểm của hoa phượng đỏ

Đặc điểm của hoa phượng đỏ

Đặc điểm của hoa phượng đỏ

Cây phượng vĩ là loài cây thân gỗ, vỏ cây xám trắng với cao trung bình 10 – 20 mét. Tán cây tỏa rất rộng gồm nhiều cành nhánh mọc xen kẽ và dày đặc.

Lá cây là loại lá phức có hình dạng lông chim kép. Lá phượng thường là màu xanh lục với kích thước khá nhỏ nhưng dày, xếp khít nhau kết hợp cùng nhiều nhánh cây khác tạo nên khoảng râm lớn.

Hoa phượng thường nở thành chùm có chiều dài từ 20 – 50 cm. Hoa nở có 5 cánh, màu đỏ tươi với mép hơi nhăn. Cánh hoa to nhất có họa tiết trắng đặc biệt trong khi những cách khác có màu đỏ cam.

Cây phượng vĩ có thể tạo quả, quả phượng có màu nâu, to đến 60cm và hạt bên trong khi nướng hoàn toàn ăn được.

Cây phượng thích nghi tốt ở môi trường khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt nhưng do có khả năng trữ nước nên cây vẫn phát triển tại khu vực ngập mặn hoặc khô hạn.

Vào khoảng tháng 4, 5 khi hè về, bắt đầu có những tiếng ve râm ran. Cũng chính là khoảng thời gian hoa phượng nở rộ trên các con đường, công viên, đặc biệt là nơi sân trường. Phượng nở báo hiệu mùa hè đến, một năm học lại kết thúc, một kỳ nghỉ hè mới lại tiếp tục đến với các bạn học trò.

Ý nghĩa của hoa phượng đỏ

Ý nghĩa của hoa phượng đỏ

Ý nghĩa của hoa phượng đỏ

Hoa của tuổi học trò

Người ta vẫn thường nói khi phượng nở, ve kêu cũng là lúc mùa hè về. Hoa phượng đỏ là loài hoa gắn liền với tuổi học trò, vì mùa hoa nở cũng là lúc kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học sinh.

Gốc cây phượng chứng kiến rất nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò. Hoa phượng cũng thường được các bạn nhặt, rồi ép thành hình con bướm, rồi đặt trong các trang lưu bút. Loài hoa này cũng gợi nhớ đến những câu chuyện tình yêu tuổi học trò vô cùng trong sáng. Do đó, người ta cũng thường ưu ái đặt cho nó cái tên rất đáng yêu –  Hoa học trò.

Hoa của tình yêu thủy chung

Tuy cũng có họ hàng với hoa Phượng, nhưng Phượng Tím lại có hình dáng khác. Cánh hoa hình chuông, rũ xuống tạo nên sự mềm mại khó tưởng. Hoa có màu tím nhẹ nhàng, đây cũng là màu tượng trưng cho lòng thuỷ chung son sắc. Do đó, hoa phượng tím là đại diện cho 1 tình yêu lãng mạn, thơ mộng.

Xem thêm: Giới thiệu 10 loài hoa mang ý nghĩa chờ đợi trong tình yêu

Hoa phượng đỏ biểu tượng của Thành phố Hải Phòng

Hoa phượng đỏ biểu tượng của Thành phố Hải Phòng

Hoa phượng đỏ biểu tượng của Thành phố Hải Phòng

Theo Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam, thành phố Hải Phòng thành lập năm 1888, đến năm 1889, đề án xây dựng thành phố được triển khai với mô hình của nước Pháp – một thành phố sinh thái. Theo các bậc cao niên thì Hoa phượng được người Pháp mang từ Ma-đa-ga- xca đến trồng tại Hải Phòng hơn 100 năm trước. Đầu tiên là trồng thử nghiệm, do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên sau đó, cây phượng được trồng đại trà.

Cây phượng – tên tiếng Pháp là Flamboyant, người Hải Phòng gọi tắt là cây ba-giăng. Hoa ba-giăng màu đỏ rực rỡ, xòe 5 cánh giống như đuôi chim phượng nên người Hải Phòng đặt tên là Hoa Phượng vĩ một cách tôn vinh, âu yếm. Cơn bão năm 1971 đã “nhổ” 70% số cây phượng của Hải Phòng và một thời gian sau đó thành phố cho trồng thay thế bằng cây gạo gai. Nhưng giờ đây, vào mùa hè Hoa Phượng đỏ lại rợp trời Hải Phòng như ngày nào. Ở Hải Phòng hiện có tuyến đường Phạm Văn Đồng (từ cầu Rào đến khu du lịch Đồ Sơn) dài 20 km trồng hơn 3000 cây hoa phượng hai bên đường được xác lập kỷ lục “Con đường trồng nhiều cây hoa phượng nhất Việt Nam”.

Công dụng của hoa phượng

Công dụng của hoa phượng

Công dụng của hoa phượng

Sử dụng cho các công trình

Vì cây có tán lá rộng, xanh tốt, hoa đẹp. Hơn nữa, hoa phượng vĩ nở rất lâu, mùa hoa nở thường kéo dài từ tháng 5, 6 đầu mùa hạ cho đến cuối tháng 9. Do đó, cây phượng thường được trồng để tạo cảnh quan đô thị. Và bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này trên các vỉa hè, đường phố, công viên, trường học.

Dùng để chắn gió và lấy gỗ

Phượng vĩ có thân mộc, cao khoảng 10 – 20 mét, rễ bám sâu vào lòng đất, tán lá xòe rộng giúp cây chắn được gió bão tốt. Vào mùa hạ, những vùng nhiệt đới, sát biển hay có giông bão, tuy nhiên phượng vĩ vẫn đứng vững kiên cường.

Cây còn có thể cho gỗ trung bình, đối với những cây sống từ 40-50 năm sẽ có đường kính từ 20-30cm. Gỗ phượng vĩ dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng,… rất tốt.

Công dụng trong y học

Ít ai biết được rằng cây phượng cũng góp mặt trong các bài thuốc Đông y trị bệnh. Rễ và vỏ thân cây phượng được dùng làm thuốc hạ nhiệt, trị sốt. Đặc biệt, lấy vỏ thân sắc nước uống có thể trị được sốt rét, tê thấp, đầy bụng, giảm huyết áp.

Không những thế, tinh dầu trong vỏ và hoa phượng còn được người ta bào chế. Sau đó sẽ được dùng để xoa bóp làm giảm căng thẳng cơ bắp. Tinh dầu này sẽ giúp bạn vô cùng thư giãn, tách rời khỏi những điều phiền toái cùng những căng thẳng thường ngày.

Dịp nào nên tặng hoa phượng

Dịp nào nên tặng hoa phượng

Dịp nào nên tặng hoa phượng

Hoa phượng đỏ thường được các cô cậu học trò tặng nhau trong những ngày cuối năm học, như 1 lời chia tay đầy luyến tiếc. Loài hoa này cũng gắn liền với những mối tình học trò ngây thơ, trong sáng. Ngoài ra, hoa phượng tím lại thường được tặng cho người yêu, vì màu sắc của nó gợi đến 1 chuyện tình lãng mạn và thơ mộng.

Hoa phượng hợp với mệnh nào?

Hoa phượng hợp với mệnh nào?

Hoa phượng hợp với mệnh nào?

  • Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi): Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995)
  • Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét): Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009)
  • Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi): Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017)
  • Phú Đăng Hỏa (lửa ngọn đèn): Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965)
  • Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời): Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979)
  • Lư Trung Hỏa (lửa trong lò): Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987)

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây phượng vĩ?

Trồng cây phượng vĩ cần lưu ý gì?

Trồng cây phượng vĩ cần lưu ý gì?

Trồng cây phượng vĩ cần lưu ý gì?

  • Bước 1: Mang hạt giống cây phượng đi ngâm nước ấm từ 10-12 tiếng. Sau khi ngâm xong bạn vớt hạt ra và đặt trong chiếc khăn bông sạch để ủ.
  • Bước 2: Sau khi hạt giống nứt vỏ, bạn mang chúng ra để ươm. Chỉ cần để 1 ít cát ẩm r vùi hạt xuống đất, phủ 1 ít rơm mỏng lên là xong
  • Bước 3: Sau khi ươm khoảng 1 tuần, cây sẽ đâm chồi khỏi mặt đất, bạn cần bỏ lớp rơm ở phía trên sau đó thường xuyên tưới nước chờ cây lớn.
  • Bước 4: Cây non đã phát triển từ 2 tuần đến 3 tuần là chúng đã có khả năng sinh trưởng tốt. Lúc này, bạn chỉ cần chuẩn bị một hố trồng là đã có thể bắt đầu trồng cây.
  • Bước 5: Bạn đào một cái hố có kích thước 60cm x 60cm x 60cm và cho phân mục và phân NPK vào. Tiếp theo bạn nên cho cây vào và nén chặt đất nhằm giữ cho cây không bị nghiêng ngả.
  • Bước 6: Bạn cũng cần tiết hành đặt cọc xung quanh nhằm cố định cây. Sau khi cây đã lớn được khoảng từ 4 đến 5 tháng là lúc cây đã có thể đứng vững. Lúc này bạn cũng nên tháo cọc ra là được rồi.

Chăm sóc cây Phượng cần có bí quyết gì?

Chăm sóc cây Phượng cần có bí quyết gì?

Chăm sóc cây Phượng cần có bí quyết gì?

  • Đất trồng: Phượng vĩ là loài cây có thể dễ dàng thích nghi với mọi loại đất. Tuy nhiên, bạn nên trồng chúng ở trên hỗn hợp đất đã được đào, xới và trộn với các loại phân như phân hữu cơ, phân xanh hoặc phân hoai mục theo tỷ lệ 80:20.
  • Tưới nước cho cây: Bạn nên tưới nước cho cây phượng hai lần, một lần vào buổi sáng sớm và một lần vào buổi chiều tối nhằm giúp cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây, để cây có thể phát triển một cách nhanh chóng hơn.
  • Chọn lựa phân bón cho cây: Khi sử dụng phân bón cho cây phượng, bạn có thể dùng chung phân chuồng ủ mục trộn với phân NPK để bón lót cho cây đến khi chúng trưởng thành. Nếu cây sắp ra hoa thì bạn nên bón cách gốc cây từ 10cm đến 20cm và tưới nước thường xuyên nhằm giúp phân bón có thể nhanh chóng hoà tan và thấm nhanh hơn vào trong lòng đất.
  • Phòng trừ sâu bệnh cho cây: Phượng vĩ chính là loài cây rất dễ bị sâu ăn lá, sâu đục thân phá hoại, làm cho cây bị chết cành. Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra để có thể phun thuốc trừ sâu cho cây một cách nhanh chóng và kịp thời.

Hình ảnh hoa phượng vỹ đẹp

Hình ảnh hoa phượng đỏ đẹp

Hình ảnh hoa phượng đỏ đẹp

Hoa phượng vàng

Hoa phượng vàng

Hoa phượng rực cả trời

Hoa phượng rực cả trời

Hàng phượng vĩ

Hàng phượng vĩ

Hoa phượng xinh

Hoa phượng xinh

Hoa phượng tím

Hoa phượng tím

Kết luận

Hi vọng qua bài viết của Tạp chí cây cảnh, bạn có thể hiểu thêm nhiều điều hay và ý nghĩa về loài hoa phượng. Ngoài ra, nếu có thắc mắc về bất cứ loài hoa nào, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp tận tình nhé!

Xem thêm: Hoa cứt lợn là hoa gì? Các bài thuốc dân gian từ hoa cứt lợn

Rate this post

Có thể bạn quan tâm:

Bạn nên xem

Mai Trâm

Content Creator
Một người đam mê viết lách, chuyên tổng hợp Bí quyết chơi cây cảnh, hoa cảnh rẻ - đẹp - độc. Kinh nghiệm sưu tập, chăm sóc, tạo dáng cây cảnh nghệ thuật, hoa cảnh.

Bài viết mới nhất

Bạn nên xem

    :