Nhật Bản được mệnh danh là “Xứ sở hoa anh đào”. Vậy thì hoa anh đào có phải là quốc hoa của nước này không? Câu trả lời là không, hoa anh đào lại không phải quốc hoa của Nhật Bản, chắc bạn đang ngạc nhiên lắm đúng không? Tại bài viết này Tạp chí cây cảnh sẽ giải đáp cho bạn biết được quốc hoa của Nhật Bản là loài hoa nào?
Quốc hoa của Nhật Bản là gì?
Nhưng xét về phương diện pháp luật thì Nhật Bản chưa có quốc hoa chính thức, nhưng với các biểu tượng khác như chim trĩ xanh, thì được một cơ quan phi chính phủ xem là chim quốc gia (quốc điểu) vào năm 1947. Có một loài hoa được xem là biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản chính là hoa cúc – một loài hoa với nét đẹp và ý nghĩa cao quý nhất hiện nay.
Hoa cúc – Quốc hoa của Nhật Bản

Hoa cúc – Quốc hoa của Nhật Bản
Lịch sử hình thành
Vào thời Heian (thế kỷ thứ 8), hoa cúc chỉ được trồng trong cung đình và trong nhà của giới quý tộc để cầu mong thịnh vượng, trường thọ và con cái hiếu thảo. Vì vậy, loài hoa này không chỉ được coi là quốc hoa của Nhật Bản mà còn là biểu tượng của uy quyền đế quốc.
Hoa cúc được cho là Quốc hoa của Nhật Bản và được du nhập vào Nhật Bản khoảng 1000 năm trước. Nếu hoa anh đào tượng trưng cho mùa xuân thì hoa cúc báo hiệu mùa thu của xứ sở phù tang. Nếu anh đào mang vẻ đẹp mong manh thì hoa cúc lại mang vẻ đẹp huyền ảo, đại diện cho sức sống và vẻ đẹp trường tồn.
Hoa Cúc thường có mặt ở đâu của văn hóa Nhật Bản
Hoa cúc đã có mặt trên Trái đất từ rất lâu đời và là loài hoa được rất nhiều người yêu thích. Bởi không chỉ mang vẻ đẹp dịu dàng hay hương thơm dễ chịu mà hoa cúc còn mang ý nghĩa thể hiện sự thanh cao, lạc quan, trưởng thành,…
Hoa cúc bình dị và giản dị đến lạ lùng, nhưng chính là sự mộc mạc đã giúp hoa cúc trở thành một điều đáng yêu và phù hợp.
Trước hết, hoa cúc được dùng làm quốc huy của Nhật Bản – biểu tượng quốc gia của Nhật Bản. Đó là hình ảnh những bông hoa cúc vàng 16 cánh xếp xen kẽ nhau, dạng đường gân tròn. Hoa cúc 16 cánh trong quốc huy của Nhật Bản còn có nghĩa là mặt trời tỏa sáng – đại diện cho đất nước mặt trời mọc.
Ngày nay, quốc huy của Nhật Bản được mặc bởi các thành viên của gia đình hoàng gia với phiên bản 14 cánh, trong khi phiên bản 16 cánh được mặc trên áo của các thành viên trong các cơ quan hành pháp của chính phủ Nhật Bản.
Hoa cúc là hình ảnh tiêu biểu trong nền văn hóa Nhật Bản – hơn 150 con dấu và huy hiệu của Nhật có hình dạng của loài hoa này. Thời cổ đại, hoa cúc là dấu hiệu của hoàng tộc, không ai được sử dụng biểu tượng này ngoại trừ Thiên hoàng. Ngay cả hoa văn trong quốc phục Kimono, những ngôi đền cổ kính đến ngai vàng của Thiên Hoàng đều có họa tiết và hình ảnh hoa cúc. Thậm chí nó còn trở thành cảm hứng cho ẩm thực Nhật Bản như: rượu hoa cúc, trà hoa cúc, sự xuất hiện trong các món bánh, món ăn truyền thống hay sang trọng và cả những bữa cơm hàng ngày.
Ý nghĩa hoa cúc của quốc hoa của Nhật Bản
- Hoa cúc trắng: Chúng ta đều biết đây là loài hoa tượng trưng cho lòng hiếu thảo của những người con đối với người đã sinh thành ra mình. Ngoài ra, màu hoa cúc trắng còn tượng trưng cho sự trong sáng, thuần khiết, cao quý và vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng và gần gũi. Đây là loài hoa mang nhiều ý nghĩa cao đẹp phù hợp để tặng cho mọi đối tượng.
- Hoa cúc tím: thay cho thông điệp yêu thương của các cặp tình nhân, mang thông điệp về một tình yêu chung thủy, nồng nàn, mãi mãi bên nhau không bao giờ chia lìa.
- Hoa cúc xanh: mang thông điệp ý nghĩa hạnh phúc. Hãy học cách trân trọng và giữ gìn những niềm vui và hạnh phúc xung quanh bạn, đừng tìm đâu xa.
- Hoa cúc vàng: tượng trưng cho lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Mặt khác, hoa cúc vàng còn mang biểu tượng của sức sống mãnh liệt và mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mỗi người.
Hoa Anh Đào – Quốc hoa của Nhật Bản

Hoa Anh Đào – Quốc hoa của Nhật Bản
Lịch sử hình thành
Trong thời kỳ chiến tranh, võ sĩ của xứ sở Hoa Anh Đào chưa bao giờ run sợ trước cái chết. Nếu thua trận, họ liền tự kết liễu để không khai ra đồng đội của mình. Với tinh thần không khuất phục trước đau thương nhưng thiết vàng với tinh thần đoàn kết, phấn đấu, không sợ gian khổ.
Kết quả là từ một trận thua trong chiến tranh, không có tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản đã trở thành cường quốc đứng đầu thế giới.
Nhật Bản tặng Hoa Anh Đào cho các quốc gia khác trên thế giới như một cách thể hiện mong muốn chung sống hòa bình. Trong đời sống dân gian, người ta dùng hoa đào như một món ăn hàng ngày.
Ở Nhật Bản, hoa anh đào cũng chính là loài hoa tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo. “Nếu là hoa xin làm hoa anh đào, nếu là người xin làm một võ sĩ đạo”. Hoa anh đào đẹp rực rỡ dù là nở bung dưới tán cây, hay là khi phảng phất lìa cành. Cũng giống như những võ sĩ samurai. Cả một đời sự nghiệp thăng hoa, cho dù có thua cuộc, tự kết thúc mạng sống cũng là không hề run sợ, vẫn ngẩng cao đầu như những cánh hoa anh đào lìa cành vẫn thanh cao, bất khuất. Ngày nay, nét đẹp của hoa anh đào được lấy làm biểu tượng cho cốt cách và tinh thần của người dân Nhật: vẻ đẹp của sự thanh cao, lối sống khiêm tốn, và tinh thân kiên cường.
Hoa anh đào còn tượng trưng cho tuổi thanh xuân. Hoa Anh Đào biểu trưng cho cuộc sống của con người: đối với người Nhật Bản, hoa Anh Đào đồng nghĩa với bản chất ngắn ngủi của cuộc sống. Hoa không héo như hoa hồng, có gắng bấu víu vào bầu hoa khi rụng xuống. Mà Anh Đào chỉ cần một cơn gió thoảng qua, cánh hoa sẽ nhẹ nhàng lìa cành. Loài hoa này nở rồi tàn ngay khi cánh hoa còn đương sắc nhất chẳng khác nào tuổi thanh xuân ngắn ngủi đã qua đi.
Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho sức sống, vẻ đẹp mà còn là biểu tượng của tính khiêm nhường, nhẫn nhịn – một đức tính đặc trưng của dân tộc này. Nước Nhật tặng hoa anh đào cho các nước khác trên thế giới như một cách để thể hiện mong muốn được chung sống hòa bình. Trong cuộc sống dân gian, người dân sử dụng hoa anh đào như một món ăn thường nhật. Hoa anh đào làm mứt, lá cây muối ăn kèm với cơm nắm, cuộc sống của người dân nơi đây luôn có sự hiện diện của hoa.
Truyền thuyết về Hoa Anh Đào
Nguồn gốc tên hoa anh đào – “sakura” bắt nguồn từ tên của nữ thần Konohara Sakuya, một vị thần trong các tác phẩm văn học cổ của Nhật Bản. Theo truyền thuyết, nữ thần là người đầu tiên gieo hạt giống hoa anh đào lên núi Phú Sĩ, được dân gian tôn là nữ thần Sakura. Vị nữ thần này có sắc đẹp tuyệt trần, tựa như những bông hoa nở đẹp rực rỡ trong nắng. Cái tên hoa anh đào Sakura cũng bắt nguồn từ đó.
Ý nghĩa của mỗi màu Hoa Anh Đào
- Hoa Anh Đào Hồng:Màu hồng tươi sáng là màu chủ đạo của hoa anh đào sakura. Ngoài ra còn có sắc hồng đậm và hồng phớt đỏ. Màu hồng là biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn. Vì vậy bất cứ ai nhìn thấy bông hoa anh đào sakura màu hồng, tâm hồn lập tức ngập tràn cảm giác yêu thương và dịu dàng.
- Hoa Anh Đào Trắng: Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khiết, ngây thơ và trong sáng. Mặc dù hoa anh đào sakura trắng không thu hút nhiều sự chú ý như hoa màu hồng, chúng vẫn khiến ta mê hoặc khi lặng ngắm sắc trắng mộc mạc ấy.
- Hoa Anh Đào vàng nhạt: Màu vàng tượng trưng cho hạnh phúc, niềm vui và năng lượng tích cực. Màu vàng cũng là biểu tượng của tình bạn và sự gắn kết gia đình. Do vậy mà cơ hội chiêm ngưỡng hoa anh đào sakura với sắc vàng nhạt điểm phớt chắc chắn là dịp may hiếm có để cầu chúc năm mới cho những người thân yêu.Hoa Anh Đào Phớt tím: Màu tím là biểu tượng của hoàng gia và lòng chung thủy. Hoa anh đào sakura hiếm khi có màu tím đậm mà là ánh phớt tím trong hoa màu hồng.
Hanami là một trong những nét đẹp truyền thống của Nhật Bản
Lễ hội hoa anh đào (hanami) là một trong những lễ hội truyền thống của Nhật Bản. Hanami diễn ra vào khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4 hằng năm. Hoa anh đào là một loài hoa nhanh nở chóng tàn. Thời gian từ khi hoa nở cho đến khi tàn chỉ kéo dài khoảng 10 ngày đến 2 tuần. Hoa anh đào nở vào từng thời điểm khác nhau tùy theo thời tiết khí hậu của mỗi vùng. Miền Nam Nhật Bản có khí hậu ấm hơn nên hoa nở vào tháng Một. Trong khi miền Bắc thì hoa có thể nở vào tháng 5. Vì vậy người yêu hoa anh đào có thể du lịch từ Nam ra Bắc để thưởng lãm vẻ đẹp của hoa cũng như hòa mình vào không khí lễ hội trên khắp mọi miền đất nước.
Những điều bạn chưa biết về quốc hoa của Nhật Bản

Những điều bạn chưa biết về quốc hoa của Nhật Bản
Hình ảnh hoa cúc xuất hiện trong mọi sự kiện văn hóa của Nhật Bản.
Để thể hiện sự tôn trọng hay yêu mến, người Nhật thường tặng nhau một bó hoa cúc vàng hoặc đỏ. Tuy nhiên, đừng bao giờ dùng hoa cúc trắng để làm quà tặng vì hoa cúc trắng thường chỉ được dùng làm hoa tang lễ.
Không chỉ trên hộ chiếu, trên đồng 50 yên và trang phục truyền thống Kimono cũng có hình ảnh hoa cúc.
Hoa cúc được đưa đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 5.
Nếu muốn ngắm hoa đào thì hãy ghé thăm Nhật vào mùa xuân (tháng 3, tháng 4), và mùa thu (tháng 9, tháng 10) chính là mùa để chiêm ngưỡng những bông hoa cúc cao quý.
Kết luận
Với những chia sẻ của Tạp Chí Cây Cảnh về Quốc hoa của Nhật Bản là gì? Giờ bạn có câu trả lời rồi, hy vọng những chia sẻ này có thể có thêm kiến thức về văn hóa của các quốc gia trên thế giới.
Xem thêm: Hé lộ: Cây phong thủy cầu thang mang tài lộc cho gia chủ