Sâm Đất có mấy loại? Cách nhận biết và tác dụng của Sâm Đất

sâm đất có mấy loại

Sâm Đất có mấy loại? Sâm Đất là loài được trồng rải rác chủ yếu ở các vùng núi rất tốt cho sức khỏe, đồng thời là bài thuốc chữa bệnh cực kỳ tốt. Vậy Sâm Đất thường có mấy loại và tác dụng của từng loại đó đối với sức khỏe như thế nào? Cùng Tạp chí cây cảnh tìm hiểu chi tiết về loài Sâm Đất trong bài viết dưới đây.

Sâm Đất là cây gì?

Giới thiệu về cây sâm đất

Giới thiệu về cây sâm đất

 

Sâm Đấtcây thuộc họ thân thảo, chúng mọc sát mặt đất và phân nhánh ở dưới. Sâm Đất không phải tên riêng của một loại cây mà nó là tên gọi chung cho những loại sâm đất mọc tự nhiên hoặc trồng ở các vùng núi có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Phần rễ của cây Sâm Đất thường phát triển thành củ màu vàng nhạt dùng ngâm rượu hoặc phơi khô làm các bài thuốc chữa bệnh, được dùng nhiều bài thuốc Bắc hay chiết xuất thành dạng thực phẩm chăm sóc sức khỏe.

Xem thêm: Ý nghĩa của cây Tùng Kiểng trong phong thủy – Cách trồng và chăm sóc cây Tùng Kiểng

Cây sâm đất có mấy loại? Nhận biết các loại Sâm Đất và tác dụng từng loại

Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh được mệnh danh là Nhân Sâm Việt Nam, chủ yếu phát triển ở các vùng Trung Trung Bộ. Loài cây này là cây thân thảo có chiều cao khoảng 40 – 100cm, cây càng sống lâu năm thì củ của chúng càng quý hiếm.

Sâm Ngọc Linh có tác dụng chống oxy hóa giúp đẹp tóc, đẹp da, đồng thời có tác dụng phục hồi các chứng trầm cảm, stress và suy giảm chức năng thần kinh, tăng cường sinh lực nam và nữ.

Sâm Cau Rừng

Sâm Cau Rừng

Sâm Cau Rừng

Sâm Cau Rừng là loại cỏ mọc hoang, chiều cao chỉ khoảng 25 – 30cm, chúng phát triển tại các vùng núi Tây Bắc như Cao Bằng, Tuyên Quang. Cây Cau Rừng lâu năm mới có củ và có tác dụng mạnh đối với sức khỏe.

Sâm Cau Rừng với tác dụng tăng cường miễn dịch, giảm các nguy cơ ung thư, giảm Cholesterol trong máu, tăng cường sức khỏe não bộ và giải tỏa tâm trạng, đồng thời có tác dụng hỗ trợ tăng cường sinh lý nam.

Sâm Đá Trắng

Sâm Đá Trắng

Sâm Đá Trắng

Sâm Đá Trắng thuộc họ Hoa Tán, chiều dài của chúng chỉ từ 3 – 12cm, phát triển chủ yếu ở bộ rễ thay vì lá nên rất khó khăn khi tìm kiếm và khai thác. Tuy nhiên chúng lại mọc theo cụm và phân bố gần nhau nên khi đào không mất quá nhiều thời gian. Loài này thường được tìm thấy ở dãy Hoàng Liên Sơn, nhưng được đánh giá tốt nhất phải kể đến Sâm Đá Trắng Hà Giang hay Sapa.

Với những thành phần tốt cho sức khỏe, Sâm Đá Trắng có tác dụng điều trị suy nhược cơ thể, thiếu máu và ổn định huyết áp cực kỳ tốt.

Hoàng Sin Cô

Hoàng Sin Cô

Hoàng Sin Cô

Hoàng Sin Cô được gọi là củ Sâm Đất, Khoai Sâm, củ của chúng phát triển lớn giống như củ khoai, mọc so le với nhau. Hoàng Sin Cô có thể ăn trực tiếp giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch không mất thời gian sắc thuốc, phơi khô hay ngâm rượu như các loại sâm khác.

Sâm Đương Quy

Sâm Đương Quy

Sâm Đương Quy

Sâm Đương Quy là loại sâm dành cho phụ nữ, chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc, chiều cao khoảng 40 – 80cm, sinh sống ở độ cao 2000 – 3000m so với mực nước biển nên khó khai thác. Ở Việt Nam, loài này được trồng ở các tỉnh Tây Bắc như Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai…

Cây Sâm Đương Quy có tác dụng hạ huyết áp, chữa co thắt cơ, đau bụng, viêm họng, viêm amidan cực kỳ tốt. Đồng thời trong loài cây này chứa rất nhiều thành phần Vitamin tốt cho sức khỏe.

Thổ Hào Sâm

Thổ Hào Sâm

Thổ Hào Sâm

Thổ Hào Sâm hay còn gọi là Sâm Bố Chính là loại thuốc Nam quý mọc tự nhiên và được trồng nhiều tại khu vực Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh đặc biệt ở các vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn.

Sâm Bố Chính có tác dụng đẩy mạnh trao đổi chất, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu những tác nhân gây nên tế bào ung thư trong cơ thể.

Củ Đẳng Sâm

Củ Đẳng Sâm

Củ Đẳng Sâm

Củ Đẳng Sâm có cây thân cỏ, sống lâu năm, thân quấn leo lên dựa vào các cây thân gỗ khác, chiều dài thân cây khoảng 50 – 70cm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, chúng thường sống ở các tỉnh phía Tây Bắc Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Hà Giang và các tỉnh Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng…

Củ Đẳng Sâm được ứng dụng nhiều trong Đông Y có tác dụng tăng cường đề kháng, chống mệt mỏi, tăng lượng hồng cầu, đào thải Cholesterol xấu, phòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ…

Tam Thất Bắc

Tam Thất Bắc

Tam Thất Bắc

Sâm Tam Thất là loại cây nhỏ, thường sống trên độ cao 1500m, chiều cao thông thường rơi vào 30 – 50cm. Ở Việt Nam loài sâm này thường được trồng ở các vùng núi phía Bắc như Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn…

Công dụng của loài sâm này là kháng nấm, kháng khuẩn và ức chế các loại vi rút khi xâm nhập vào cơ thể. Vị của Tam Thất khá ngọt, có thể xay thành bột và trộn chung với mật ong để chữa bệnh tốt hơn.

Người già đặc biệt nên sử dụng Tam Thất để làm chậm quá trình suy giảm chức năng cơ bắp giúp cơ thể khỏe mạnh, hoạt động dễ dàng hơn.

Đinh Lăng nếp nhỏ

sâm Đinh Lăng nếp nhỏ

sâm Đinh Lăng nếp nhỏ

Cây Đinh Lăng cũng được xếp vào là loài Sâm Đất, loài cây này thường khá cao từ 1 – 2m, lá giống như lông chim và có răng cưa, lá Đinh lăng có thể ăn như rau sống trong bữa ăn.

Củ Đinh Lăng thường dùng làm bài thuốc bồi bổ sức khỏe, chữa xương khớp hoặc bệnh Gout. Phụ nữ đang cho con bú cũng có thể dùng Đinh Lăng để giải quyết tình trạng tắc sữa.

Nhân Sâm – Bài Thuốc chữa bệnh cực kỳ tốt

Các bài thuốc cực hay từ cây nhân sâm

Các bài thuốc cực hay từ cây nhân sâm

Nhân Sâm được sử dụng nhiều trong y học giúp điều chế những bài thuốc tăng cường sức khỏe và chữa bệnh cực kỳ tốt, đơn cử như:

  • Trị bệnh tiểu đường: Sắc 75g sâm tươi hoặc 25g sâm khô với 1 lít nước trên lửa nhỏ 10 – 15 phút rồi uống.
  • Trị tiêu chảy: Đun chung 15g sâm đất với 15g đại táo cùng 1 lít nước uống đến khi hết tiêu chảy.
  • Chữa tiểu tiện nhiều: 60g sâm cùng 50g rễ kim anh đun với 500ml nước đến khi cạn còn 250ml, uống ngày 2 lần.
  • Chữa táo bón: 30g lá sâm đất kết hợp 20g rễ đinh lăng, 30g lá vông non, 30g vừng đen cùng 20g lá thiên lý non nấu thành canh và ăn hàng ngày đến khi hết táo bón.
  • Trị kiết lỵ: nấu 100g lá sâm đất với 100g cỏ sữa cùng với 400ml nước lọc đun đến khi còn 100ml nước, chia uống thành 2 lần lúc còn nóng.
  • Chữa sỏi thận: sử dụng 10g bột sâm đất pha với 1 lít nước dùng hằng ngày thay nước trà.
  • Trị huyết áp cao: 12g sâm đất đun với 1 lít nước lọc uống hằng ngày.
  • Điều trị mệt mỏi, chóng mặt: 16g cả rễ và thân sâm đất đun với 250ml nước lọc uống trong vòng 1 tuần.
  • Trị ho lâu ngày không khỏi: Hầm gà tre hoặc gà ác nhỏ với 20g sâm đất, 20g hà thủ ô trắng, 20g thông thảo ăn hằng ngày đến khi hết ho.
  • Giải độc gan: 10 – 15g sâm đất khô sắc với nước để uống hàng ngày thay trà hoặc cũng có thể dùng bột sâm pha với nước sôi.
  • Giảm đau xương khớp: Ngâm 700g sâm đất tươi cùng 5 lít rượu trong vòng 6 tháng, mỗi ngày dùng 25ml để giảm đau xương khớp.
  • Trị ghẻ: Dùng lá và rễ nấu với nước để tắm sẽ giúp điều trị ghẻ, nấm da…
  • Hồi sức sau phẫu thuật: đun 200g hoàng kỳ với nước rồi dùng nước hầm sườn heo, cho thêm 200g sâm đất nấu thêm 5 – 7 phút, mỗi tuần ăn 2 lần.

Cách ngâm rượu Sâm Đất

Cách ngâm rượu Sâm Đất

Cách ngâm rượu Sâm Đất

Ngâm rượu Sâm Đất theo tỷ lệ 5kg Sâm Đất tương ứng với 5 lít rượu và thời gian ngâm rượu rơi vào 2 – 3 tháng là đã có thể dùng được.

  • Bước 1: Rửa sạch Sâm Đất và để ráo nước.
  • Bước 2: Sắp xếp Sâm Đất vào bình theo thứ tự, nên để rễ hướng xuống dưới, củ sâm bên trên.
  • Bước 3: Đổ rượu vào bình sao cho ngập củ sâm.

Lưu ý khi sử dụng Sâm Đất

Sâm Đất mặc dù có lợi cho sức khỏe nhưng cần phải để ý liều lượng thích hợp với cơ thể bởi trong củ Sâm Đất luôn chứa độc tính với hàm lượng nhỏ, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các triệu chứng ngộ độc sâm như mất ngủ, thần kinh hưng phấn liên tục, huyết áp cao, đau đầu, chóng mặt, da mẩn đỏ, chảy máu mũi… nếu bạn đang dùng sâm và có những triệu chứng kể trên nên ngừng ngay lại và xin ý kiến điều trị của bác sĩ.

Trên đây là các loại Sâm Đất thông dụng và cơ bản nhất giúp độc giả có cái nhìn cụ thể hơn về những loại sâm này cũng như tác dụng của từng loại đối với sức khỏe để có thể sử dụng hợp lý. Truy cập Tạp chí cây cảnh để biết thêm chi tiết về các loại Sâm Đất cũng như các loại cây đang được quan tâm, ưa chuộng trên thị trường.

Xem thêm: Cây Phát tài là gì? Có mấy loại? Ý nghĩa phong thủy?

5/5 - (4 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm:

Bạn nên xem

Mai Trâm

Content Creator
Một người đam mê viết lách, chuyên tổng hợp Bí quyết chơi cây cảnh, hoa cảnh rẻ - đẹp - độc. Kinh nghiệm sưu tập, chăm sóc, tạo dáng cây cảnh nghệ thuật, hoa cảnh.

Bài viết mới nhất

Bạn nên xem