Ý nghĩa cây Sống Đời – Cây sống đời nên đặt ở đâu?

Cây sống đời

Cây sống đời là một loại cây khá quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Cây không chỉ đẹp mà còn dễ chăm sóc, nên được rất nhiều gia đình ưa chuộng. Cây ngoài công dụng làm đẹp thì còn là loài thuốc chữa bệnh hiệu quả, tuy nhiên không phải ai cũng biết được công dụng của nó. Tại bài viết này Tạp chí cây cảnh sẽ giới thiệu đến các bạn tất cả các công dụng, ý nghĩa, cách trồng cây sống đời nhé!

Giới thiệu về cây Sống Đời

Giới thiệu về cây Sống Đời

Giới thiệu về cây Sống Đời

Cây sống đời có tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers, thuộc họ lá bỏng Crassulaceae, là loại cây thực vật thân thảo và phân nhánh. Cây có thể cao tối đa 1m. Thân tròn nhẵn màu tím tía hoặc màu xanh.

Cây sống đời thường có thân cây dài, thẳng và có nhiều lá dài và hẹp, mọc chụm tạo thành những vòi nước xanh mát. Lá cây thường màu xanh đậm và có độ bóng cao, tạo nên vẻ đẹp quyến rũ và sang trọng cho không gian trồng cây.

Hoa cây sống đời nở vào mùa xuân (khoảng tháng 2 – tháng 5). Hoa mọc thành từng cụm màu đỏ, vàng, cam, trắng hoặc hồng, có nhiều cánh xếp lớp, mọc rủ xuống trên một cán dài.

Cây có nguồn gốc từ Madagasca, Úc hay khu vực Tây Ấn. Loại cây này phát triển ở những nơi có ánh sáng mạnh. Ở Việt Nam, cây sống đời còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cây lá bỏng, trường sinh, diệp sinh căn, đả bất tử.

Phân loại cây Sống Đời

Phân loại cây Sống Đời

Phân loại cây Sống Đời

Ở nước ta có đa dạng các loại cây sống đời có hình dạng và màu sắc khác nhau. Dưới đây là một số loại phổ biến nhất:

  • Cây Sống đời ta còn có tên gọi khác là cây bỏng ta, cây có lá xanh và mọng nước. Hoa có hình lồng đèn phổ biến với hai màu đỏ và hồng.
  • Cây Sống đời Đà Lạt có xuất xứ từ Đà Lạt, hoa nhỏ dạng bông nhuyễn có màu đỏ thẫm, hồng, vàng, cam. Cây nở rộ vào dịp Tết đến nên được người dân dùng làm cây trang trí.
  • Cây Sống đời lá dài có phiến lá dài, viền răng cưa, cong và rủ xuống. Hoa mọc thẳng đứng, có màu hồng, hoa hầu như chỉ nở vào tháng giêng.
  • Sống đời ngũ sắc có hình dạng khác biệt nhất, cây có 5 màu khác nhau, bông nhuyễn và chỉ nở đúng dịp Tết cổ truyền, nên rất được ưa chuộng.

Ý nghĩa phong thủy của cây sống đời

Ý nghĩa phong thủy của cây sống đời

Ý nghĩa phong thủy của cây sống đời

Tạo sinh khí: Cây sống đời trong phong thủy tạo sinh khí, giúp tăng cường năng lượng, khí chất cho không gian sống và công việc.

Hút tài lộc: Với hình dáng cây cao, thân to và xanh tốt, cây sống đời được coi là biểu tượng của sự giàu có, hút tài lộc, tăng cường may mắn trong công việc, kinh doanh và tài chính.

Mang lại sức khỏe và may mắn: Cây sống đời được xem là biểu tượng của sự bất tử, sức khỏe, trường thọ, tài lộc và sự may mắn, giúp cho chủ nhân của nó có thể sống lâu, sống khỏe và hạnh phúc.

Chống bức xạ: Cây sống đời có khả năng hấp thụ bức xạ từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi, giúp giảm thiểu tác động xấu của sóng điện từ đến sức khỏe con người.

Tăng cường sự thông thoáng và mát mẻ: Với hình dáng cây cao, lá xanh tươi và thân to, cây sống đời có khả năng tạo sự thông thoáng và mát mẻ cho không gian sống và làm việc.

Cây sống đời phong thủy hợp tuổi nào, mệnh gì?

Cây sống đời phong thủy hợp tuổi nào, mệnh gì?

Cây sống đời phong thủy hợp tuổi nào, mệnh gì?

Theo quan niệm phong thủy, cây sống đời phù hợp với nhiều mệnh khác nhau, bao gồm mệnh Mộc, mệnh Hỏa, mệnh Thổ, mệnh Kim và mệnh Thủy. Còn với việc chọn tuổi hợp với cây sống đời, bạn có thể tham khảo độ tuổi sau:

  • Mệnh Mộc: Tỵ, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Dậu
  • Mệnh Hỏa: Tý, Ngọ, Mùi, Tý, Dậu, Thìn, Tỵ, Mão, Hợi
  • Mệnh Thổ: Tỵ, Dậu, Mão, Tý, Hợi, Sửu, Dần, Thân, Tuất
  • Mệnh Kim: Tỵ, Sửu, Mão, Dần, Tỵ, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi
  • Mệnh Thủy: Hợi, Mão, Thân, Dậu, Tỵ, Sửu, Dần, Ngọ, Tuất

Ý nghĩa của hoa sống đời trong ngày Tết

Ý nghĩa của hoa sống đời trong ngày Tết

Ý nghĩa của hoa sống đời trong ngày Tết

Tượng trưng cho sự trường thọ, sức khỏe dồi dào

Giống như cái tên “sống đời” thì đây là loại cây được ưa chuộng vào ngày Tết là bởi nó có sức sống mạnh mẽ, tượng trưng cho sự trường thọ, là lời cầu chúc cho các thành viên trong gia đình luôn có sức khoẻ dồi dào.

Ngoài ra, cây hoa sống đời còn tượng trưng cho sinh sôi nảy nở, sự đoàn kết và hạnh phúc.

Tượng trưng cho sự bền bỉ trong tình yêu

Trong tình yêu, hoa sống đời còn tượng trưng cho sự bền bỉ, một tình yêu vĩnh cửu, nồng nàn và không bao giờ lụi tàn như sức sống của chính loại hoa này.

Tượng trưng cho tình bạn trong sáng, vĩnh cữu

Hoa sống đời tượng trưng cho một tình bạn trong sáng và mãi mãi, hoa khoe sắc rất từ tốn cũng như tình bạn chân thành chứ không phải một tình bạn được xây dựng bởi vẻ bên ngoài hào nhoáng.

Tượng trưng cho thành công trong sự nghiệp

Nếu chưng chậu hoa sống đồi ngay bàn làm việc cũng giống như thể hiện cho sự phát triển, sự vươn lên, sự thành công của bạn.

Cây sống đời có tác dụng gì trong chữa bệnh?

Cây sống đời có tác dụng gì trong chữa bệnh?

Cây sống đời có tác dụng gì trong chữa bệnh?

  • Chữa bỏng: Cách dùng khá đơn giản, bệnh nhân chỉ cần hái lá cây rửa sạch, sau đó đắp lên vùng da bỏng. Lá cây sống đời có hiệu quả cao trong việc làm lành da bị bỏng, tuy nhiên chỉ đối với trường hợp bỏng nhẹ ngoài da, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để điều trị nếu vết bỏng nặnggây ảnh hưởng đến nội tạng.
  • Viêm xoang mũi: Cây sống đời còn có công dụng điều trị viêm xoang mũi rất hiệu quả, chỉ cần hái lá cây, rửa sạch rồi giã nát. Sau khi đun thành nước cốt, người bệnh dùng bông sạch chấm vào nước và nhét vào lỗ mũi, mỗi ngày đều đặn 4 đến 5 lần.
  • Đau lưng, xương khớp: Khi bị đau lưng, đau xương khớp, người bệnh có thể lấy lá sống đời hơ qua lửa rồi đắp lên vùng khớp bị đau. Có thể quấn chặt giữ lá trên vùng bị đau nếu phải hoạt động, di chuyển nhiều.
  • Trị chảy máu cam: Khi bị chảy máu cam, người bệnh rửa sạch cây sống đời rồi giã lấy nước. Sau đó dùng bông sạch chấm vào dung dịch lá rồi nhét vào lỗ mũi làm liền vết thương.
  • Trị viêm họng: Người bị viêm họng chỉ cần rửa sạch lá sau đó nhai sống rồi nuốt lấy nước. Sử dụng nhiều lần trong ngày sẽ giúp điều trị viêm họng hiệu quả.
  • Chữa trĩ nội: Người bệnh nhai lá sống đời để lại bã, cho vào khăn để đắp vào hậu môn. Mỗi ngày đắp 3 buổi, mỗi buổi dùng từ 3 đến 4 lá. Nên lau sạch hậu môn bằng nước muối ấm trước khi đắp.
  • Chữa nhức đầu: Khi bị nhức đầu chỉ cần đun lá sống đời bằng lửa nóng rồi đắp lên vùng trán bị nhức.
  • Hỗ trợ tuyến sữa: Trong thời kỳ cho con bú, người mẹ có thể dùng lá cây sống đời để tăng lượng sữa, chỉ cần nấu canh để ăn hằng ngày. Sử dụng thường xuyên sẽ nhận thấy lượng sữa tăng rõ rệt.
  • Trị mất ngủ: Mất ngủ là căn bệnh phổ biến ở độ tuổi trung niên, gây ra tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Người mất ngủ vào buổi tối nên dùng 3 đến 4 lá sống đời ăn sống hoặc ép lấy nước uống.
  • Đại tiện ra máu: Dùng 10g sống đời, 10g cỏ mực, 10g ngải cứu và 10g trắc bá sau đó đem sao vàng. Hỗn hợp trên khi đem đi sắc nước uống trong vòng một tháng sẽ đem lại hiệu quả tốt.
  • Làm lạnh sẹo: Dùng lá bỏng giã nhuyễn đắp lên vùng da khi đang bắt đầu lành lại, sử dụng thường xuyên để không để lại sẹo.
  • Viêm đại tràng: Một buổi ăn sống 6-7 lá sống đời, chia đều 3 buổi 1 ngày, ăn cả bã để phát huy hiệu quả điều trị viêm đại tràng
  • Chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ em: Rửa sạch lá sống đời và ngâm vào nước muối, để ráo nước rồi ép lấy khoảng 60ml nước cho trẻ uống, một ngày 2 lần.

Có nên để cây sống đời trên bàn thờ không?

Có nên để cây sống đời trên bàn thờ không?

Có nên để cây sống đời trên bàn thờ không?

Có nên để cây sống đời trên bàn thờ không thì câu trả lời là có. Loài hoa này mang ý nghĩa cầu chúc cho cả gia đình sức khỏe dồi dào, hạnh phúc, luôn bình yên. Ngoài ra nó còn mang mong muốn về sự gắn kết, sinh sôi giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Cây sống đời còn có ý nghĩa một tình yêu mãnh liệt, bền bỉ không bị vùi lắp bởi thời gian.

Là loại cây không ưa nắng gắt, chỉ thích nắng nhẹ. Nên bạn đặt sống đời ở gần cửa sổ, nếu để trong phòng thì nên tắm nắng cho cây 1 lần/ 1 ngày. Nhiệt độ lý tưởng để cây sống là từ 20 – 32 độ C.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa sống đời

Cách trồng và chăm sóc cây hoa sống đời

Cách trồng và chăm sóc cây hoa sống đời

Cách trồng hoa sống đời cũng rất đơn giản và dễ dàng. Bạn có thể tham khảo các bước trồng hoa sống đời dưới đây.

Có 2 phương pháp nhân giống là: Gieo hạt và giâm lá, giâm cành, tách cây con.

  • Gieo hạt: Gieo hạt trực tiếp lên đất. Hạt được mua tại các cửa hàng bán hạt giống cây cảnh. Tuy nhiên, cách nhân giống này mất nhiều thời gian và không phổ biến.
  • Nhân giống vô tính: giâm lá, giâm cành, tách cây con.

Trong quá trình sinh trưởng, lấy lá hoặc cành để trồng. Cây sẽ phát triển và phát triển thành cây con.

 Trồng cây sống đời:

 Trồng cây sống đời:

Trồng cây sống đời:

  • Theo luống: Lên luống cao 25-30cm, sau đó tiến hành gieo trồng cây. Nên trồng xen kẽ với cây có tán rộng, tạo bóng râm để tránh phải làm giàn che.
  • Trồng trong chậu: Đất trồng gồm đất + tro trấu + xơ dừa + vôi bột theo tỉ lệ 1:1:1:1. Khi trồng chú ý trồng cây theo hướng Bắc Nam. Bỏ đất vào chậu và trồng cây lên, dùng bình để tưới tạo độ ẩm cho cây phát triển.

Cách chăm sóc cây sống đời

Cách chăm sóc cây sống đời

Cách chăm sóc cây sống đời

  • Tưới nước: Khi cây còn nhỏ tưới 2 lần mỗi ngày vào sáng và chiều mát. Khi cây có 1-2 tầng nhánh thì tưới 1 lần vào sáng sớm.
  • Bón phân: Với cây sống đời phải tiến hành bón phân nhiều lần. Nếu lá còn xanh mướt thì không nên bón. Bón phân lần đầu là sau 5 ngày kể từ khi trồng, bón 0,5-1 chén phân chuồng hoai mục + 1-2 muỗng cà phê bánh dầu/giỏ. 15 ngày tiếp theo ngâm bánh dầu và phân NPK vào nước sau đó tưới lên cây, tránh tình trạng tưới lên hoa ảnh hưởng đến quá trình nở hoa.
  • Bấm ngọn: Bấm ngọn đúng thời điểm sẽ tạo điều kiện tốt cho cây phát triển, ra nhiều cành, nhiều hoa. Bấm ngọn bằng cách ngắt bỏ 2-3cm trên ngọn của thân chính. Số lần bấm ngọn trên cây sống đời tùy thuộc giống. Thông thường bấm ngọn 2 lần.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Cây sống đời thường bị các loại sâu bệnh sau đe dọa: rầy mềm, sâu ăn lá, sâu vẽ bừa, bọ trĩ. Nếu thấy cây có biểu hiện của sâu bệnh, dùng Sherzol, Cyper, Ofunack hoặc Confidor để phun.

Những lưu ý khi chăm sóc cây sống đời:

Tránh để cây tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp vào mùa hè, có thể để cây dưới bóng cây khác hoặc giấy bạc để che.

Nên đặt cây ở những nơi không có khí lạnh hoặc gió lớn, cần giữ cho môi trường xung quanh ấm áp.

Nếu cây bị sâu bệnh, cần tiêu diệt sâu bệnh và điều trị để cây không bị chết.

Hình ảnh cây sống đời đẹp ngày Tết 2024

Hình ảnh cây sống đời nở hoa trong nắng

Hình ảnh cây sống đời nở hoa trong nắng

Hoa sống đời màu hồng

Hoa sống đời màu hồng

Sống đời Đà Lạt

Sống đời Đà Lạt

Sống đời lá dài

Sống đời lá dài

Sống đời ngũ sắc

Sống đời ngũ sắc

Sống đời ta

Sống đời ta

Kết luận

Hy vọng những thông tin về cây sống đời sẽ hữu ích đến bạn. Đừng quên truy cập vào Tạp chí cây cảnh thường xuyên để theo dõi nhiều hơn những mẹo về chăm sóc gia đình và trang trí nhà cửa bạn nhé!

Xem thêm: Cây không khí là cây gì? Cây không khí sống được bao lâu?

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm:

Bạn nên xem

Mai Trâm

Content Creator
Một người đam mê viết lách, chuyên tổng hợp Bí quyết chơi cây cảnh, hoa cảnh rẻ - đẹp - độc. Kinh nghiệm sưu tập, chăm sóc, tạo dáng cây cảnh nghệ thuật, hoa cảnh.

Bài viết mới nhất

Bạn nên xem

    :