Cây lộc vừng được biết là một trong cây thuộc nhóm tam Đa nên được nhiều ưa chuộng bởi tính vượng phong thủy của nó. Nhưng để biết được cách trồng cũng như cách chăm sóc sau cho ra hoa quanh năm thì cùng Tạp chí cây cảnh tìm hiểu về loài hoa này tại đây nhé!
Nguồn gốc, tên gọi của hoa lộc vừng

Nguồn gốc hoa lộc vừng
Cây lộc vừng, hay còn được gọi với cái tên khác là lộc mưng, có tên khoa học là Barringtonia acutangula, là một loài thực vật thuộc chi Lộc Vừng Barringtonia họ Lecythidaceae.
Bắt nguồn từ ven biển của Nam Á, Châu Úc, Philippin. Ở Đông Nam Á thì giống cây lộc vừng xuất hiện phổ biến ở Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia. Đặc biệt đối với người dân Việt Nam đây là một loại cây cảnh đẹp và mang lại may mắn cho họ vì thế chúng được trồng nhiều trong sân nhà ra đến dọc các con đường. Ở ngoài tự nhiên chúng mọc phổ biến ở các khu rừng thưa, ngoài rìa rừng, vùng trung du và đồng bằng mát mẻ.
Điểm đặc biệt của cây lộc vừng

Điểm đặc biệt của cây lộc vừng
- Là cây thân gỗ, có tuổi thọ dài, lâu năm, cây phát triển tùy địa thế có thể cao đến 5m. Thân gây xù xì, vỏ cây màu xám. Khi tạo cây cảnh hoặc bonsai dễ uống nắn nhiều hình dáng rất đẹp.
- Lá cây thường xanh, chu trình rụng lá và ra lá không theo mùa. Lộc vừng có 2 loại lá thường gặp là dạng lá dài và lá hơi tròn. Lá cây dài hình mác, lúc nhỏ có màu nâu nhạt, lớn lên có màu xanh, thuôn dài về phía đầu lá, viền hình răng cưa, mềm, nhiều gân.
- Hoa thường nở rộ vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 hằng năm. Hoa có nhiều loại màu như đỏ, màu trắng, màu vàng, ở Việt Nam phổ biến nhất là hoa lộc vừng màu đỏ. Hoa có kích thước nhỏ, kết thành dạng chùm rủ xuống, và nở nhiều vào lúc chiều tà đến tối khuya, tỏa ra một thơm dễ chịu..
- Quả hình cầu màu nâu, vỏ thường cứng, nhiều thịt, kết chùm
Câu chuyện tình yêu đau thương về Hoa Lộc Vừng

Sử tích hoa lộc vừng
Với vẻ đẹp dầy quyến rủ là thế nhưng ít ai biết được loài hoa này sinh ra cùng một câu chuyện tình khá bi thương và đau buồn.
Chuyện kể rằng thuở trước có một cặp đôi yêu thương nhau rất da diết, sâu đậm và thiết tha. Nàng là một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt vời, dịu dàng thùy mị. Còn chàng là một người nam nhi giỏi giang, mạnh mẽ, điển trai. Hai người được dân làng ủng hộ vì họ thật xứng đôi vừa lứa.
Bên nhau lâu dài, họ cũng có những lời hứa hẹn non sông, bạc đầu, bên nhau trọn đời, thề cùng sinh ly tử biệt. Tuy nhiên sự đồng tình cùng sự tài hoa của đôi trai tài gái sắc này đã làm dấy lên lòng ghen tị và ghét bỏ, tìm cách phá hoại của nhiều thanh niên trai tráng trong làng.
Lúc bấy giờ có tên công tử nhà giàu cũng mang lòng ghen ghét đã thuê chàng vào rừng tìm báu vật để dâng tặng cho họ vào ngày lễ hội sắp diễn ra. Một mình chàng lặng lẽ xách hành trang vào rừng tìm kiếm, rừng rậm với muôn vàn hiểm nguy trắc trở, làm sao chàng có thể dễ dàng tìm được báu vật mang về chứ, chàng cứ dần dần tìm rồi mãi mê tìm đến kiệt sức chẳng thể trở về.
Nàng ở nhà trông ngóng chàng quay về trong vô vọng, thế là nàng đành bỏ lại căn nhà dở dang đem theo tình yêu đi tìm chàng. Lạ lùng thay khu rừng rậm và rộng bạt ngàn là thế, khi nàng kiệt sức lại tìm thấy được xác chàng nằm đấy. Mệt lả rời cùng sự thất vọng tột cùng, sau khi đắp cho chàng nằm mồ thì nàng cùng ngồi trông nom trò chuyện bên nấm mồ của chàng không rời bước, nước mắt rơi mãi cũng chẳng còn, sức cũng tàn kiệt, nàng cũng ngã gục xuống bên chàng.
Những giọt nước mắt đầy đau buồn của nàng đã nuôi dưỡng ra một loài cây với những cành hoa kiêu sa, đỏ thắm như tình yêu của nàng dành cho chàng, nhưng thân hình thì sần sùi, thể hiện sự kiệt sức của nàng, tỏa lá ra và rủ hoa xuống quanh mộ chàng. Những bông hoa rất dễ rơi rụng xuống như giọt lệ của nàng vậy. Loài cây này về sau được nhân gian gọi là cây lộc vừng một loài cây tượng trưng cho tình yêu da diết, chung thủy của tuổi trẻ.
Phân loại cây lộc vừng

Phân loại cây lộc vừng
Cây lộc vừng hoa đỏ: Loại cây này được người Pháp mang đến Việt Nam từ những năm chiến tranh, đây cũng là loại cây được trồng phổ biến nhất ở nước ta. Loại cây này có hoa đỏ mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng nên thường được trồng trước cửa nhà làm cây cảnh.
Cây lộc vừng hoa trắng: Loại cây này khi nở, những bông hoa của nó đẹp chẳng kém gì cây lộc vừng hoa đỏ. Chúng nở tạo thành từng chùm hoa trắng xen hồng rất đẹp, khiến người nhìn bị cuốn hút mãi không thôi. Vì thế, loại cây này thường được dùng làm cây cảnh tại các công trình và sân vườn.
Cây lộc vừng chiếc (hay còn gọi rau vừng): Loại cây này được sinh trưởng tại vùng ven biển và hải đảo nên nó có thể chịu hạn và chịu mặn khá tốt. Ở Việt Nam, cây lộc vừng chiếc được phân bố chủ yếu tại các vùng ven biển phía Nam và các vùng hay bị ngập lũ. Loại cây này chủ yếu được trồng để trang trí và làm bóng mát.
Xem thêm: Bật mí 10 loài hoa mang ý nghĩa biết ơn bạn nên biết?
Công dụng của cây lộc vừng trong đời sống

Công dụng của cây lộc vừng trong đời sống
Làm cây cảnh, trang trí sân vườn: Hoa lộc vừng có kiểu dáng đẹp lạ, lá dày chen lấn mắt có thể làm cây bóng mát nên cây lộc vừng được trồng nhiều với mục đích làm cây cảnh cho gia đình cũng như những địa điểm khác để kiến tạo cảnh quan. Ngoài ra vì kích thước cây có thể điều chỉnh nên cây lộc vừng còn được ứng dụng trong nghệ thuật bonsai.
Giúp điều hòa không khí: Tuổi cây Lộc vừng có thể lên tới hàng trăm năm, tán dày, rộng có tác dụng điều hòa không khí rất tốt. Nước ta mưa bão nhiều nắng hè rất gay gắt, một cây lộc vừng cổ thụ có thể chắn gió giúp làm sạch không khí mùa hè thổi gió mát vào nhà.
Làm thuốc chữa bệnh: Cây lộc vừng lá lớn còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh trong đông y bởi một số bộ phận của nó như rễ cây, hạt cây, vỏ cây… Dân gian hay dùng quả Lộc vừng giã nát để làm bả đánh cá để lộ hương vị đắng, thơm mát dùng bào chế các loại thảo dược để chữa sởi trị bệnh.
Quả lộc vừng trị hen suyễn và ho, quả xanh để ép nước bôi vào vết chàm, ngâm rượu chữa nhức răng. Hạt Lộc vừng được giã nhuyễn trộn với dầu và bột để trị tiêu chảy, các bệnh mắt hay đau bụng. Vỏ lộc vừng có chứa nhiều tanin như các loại trà để trị đau bụng, tiêu chảy từng cơn. Loại cây này còn được sử dụng để chế xuất ra một số loại hóa chất từ rễ và quả của nó ra các sản phẩm để chống viêm, kháng sinh.
Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng là gì?

Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng là gì?
Theo phong thủy của người phương Đông, cây lộc vừng mang một ý nghĩa tốt lành đối với gia chủ, nó đem lại tài lộc, may mắn, thịnh vượng. Ngoài ra, khi trồng cây này trong nhà sẽ tạo cảm giác bình yên, thu hút tiền tài danh vọng.
Khi hoa lộc vừng nở rộ thì mọi người tin rằng đó là mang đến hỷ sự, gắn liền với ngụ ý phát tài, phát lộc.
Ý nghĩa đối với những cây có thân to gốc rộng, là thể hiện cho ý chí kiên định, vững vàng của gia chủ. Tuổi thọ của cây càng cao thì mang lại ý nghĩa trường thọ cho gia đình.
Cây lộc vừng hợp với tuổi nào?

Cây lộc vừng hợp với tuổi nào?
Mệnh Mộc: tuổi Nhâm Ngọ 1942; tuổi Quý Mùi 1943; tuổi Canh Thân 1980; tuổi Tân Dậu 1981;
Mệnh Hỏa: tuổi Mậu Tý 1948, 2008; tuổi Kỷ Sửu 1949; tuổi Bính Thân 1956; tuổi Đinh Dậu 1957; tuổi Giáp Thìn 1964; tuổi Ất Tỵ 1965; tuổi Mậu Ngọ 1978; tuổi Bính Dần 1986; tuổi Đinh Mão 1987; tuổi Giáp Tuất 1994;
Mệnh Thủy: tuổi Giáp Dần 1974; tuổi Nhâm Tuất 1982; tuổi Bính Tý 1996; tuổi Đinh Sửu 1997;
Tuy nhiên, các gia chủ tuổi khác vẫn có thể cân nhắc trồng loài cây này trong nhà bởi nó mang lại nhiều tài lộc, vượng khí và còn giúp trang trí nhà cửa thêm đẹp và độc đáo.
Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng tại nhà

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng tại nhà
Cách trồng
- Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ để chiết cây lộc vừng bao gồm: dao, bùn đất, túi nilon, trấu và rễ bèo.
- Bước 2: Dùng các dụng cụ đã chuẩn bị sẵn, khoanh bọc vỏ cành lộc vừng
- Bước 3: Bó bầu khoanh cắt lộc vừng bằng bùn ao nhào kỹ với trấu rơm và rễ bèo.
- Bước 4: Bọc lại bầu chiết bằng nilon để dễ dàng quan sát rễ cây lộc vừng phát triển hơn.
- Bước 5: Sau khi cành đã mọc đủ rễ và sinh trưởng tốt thì khách hàng nên mang cành ra trồng, tưới nước cho cây có thể sinh trưởng.
- Bước 6: Che chắn nhánh cây lộc vừng đã chết cho cây không bị héo hay cháy nắng.
Quá trình trồng và chiết cành cây lộc vừng có thể mất đến vài tháng. Do vậy, gia chủ cũng nên dự trù trước khoảng thời gian nay. Đồng thời lựa chọn thời điểm chiết cây phù hợp để nó phát triển và sinh trưởng tốt.
Cách chăm sóc
- Đất trồng: Lựa chọn đất trồng giàu dưỡng chất và thoát nước tốt. Có thể trộn trấu, xơ dừa hoặc phân chuồng để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây.
- Nước tưới: Nên tưới nước vừa phải 2 đến 3 lần trong thời điểm ban đầu. Càng dần về sau gia chủ càng ít tưới. Vì lúc này cây đã có khả năng tự sinh tồn và phát triển trong mọi điều kiện khí hậu
- Phân bón: Bổ sung phân lân định kỳ cho cây. Có thể bón thúc cho lộc vừng sớm ra hoa và nở bền lâu hơn.
- Độ ẩm: Chọn độ ẩm vừa và trồng cho cây, không nên tưới quá nhiều nước khiến rễ cây bị ngập úng ở tháng đầu tiên.
- Ánh sáng: Lộc vừng ưa không gian thoáng đãng, có nhiều ánh sáng.
- Nhiệt độ: Mặc dù ưa ấm nhưng cây vẫn có thể chịu lạnh và nóng tốt
Chỉ cần tuân thủ các nhân tố chăm sóc này, cây lộc vừng sẽ sớm tỏa bóng, ra hoa và tô điểm cho sân vườn của gia chủ.
Một số hình ảnh đẹp của cây Lộc Vừng

Hoa lộc vừng trắng

Hoa lộc vừng đỏ

Bonsai lộc vừng

Cây lộc vừng đẹp

Hoa lộc vừng đẹp

Trái lộc vừng
Kết luận
Bài viết trên Tạp chí cây cảnh đã giới thiệu với các bạn về ý nghĩa cây lộc vừng cũng như cách trồng, cách chăm sóc với hy vọng này mong rằng bạn sẽ hiểu thêm về cây cảnh này cũng như các giá trị cảnh quan mà nó mang lại.
Xem thêm: Hoa mao lương: Ý nghĩa, đặc điểm, cách chăm sóc, giá bao nhiêu?